Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện “Đoạn tụ chi tích” của Hán Ai Đế, chính vì anh ta mà Hán Ai Đế đã bỏ rơi bao giai nhân chốn hoàng cung can tâm tình nguyện chỉ sủng ái mình Đổng Hiền, thậm chí định dâng cả giang sơn của tổ tiên cho anh ta. Đổng Hiền tự Thánh Khanh, người Vân Dương. Cha là Đổng Cung từng làm ngự sử, lúc đó Đổng Hiền chỉ là kẻ tôi tớ bên thái tử Ai Đế. Mãi đến môt hôm, trong lúc Đổng Hiền đang làm việc trong cung tình cờ đứng dưới điện thì bất chợt lọt vào tầm nhìn của Ai Đế, ông ta bỗng phát hiện ra vài năm không gặp Đổng Hiền càng ngày càng tuấn tú, còn đẹp hơn cả đám cung nữ trong lục cung. Ai Đế cảm thấy vô cùng yêu thích liền hạ lệnh cho Đổng Hiền theo bên hầu hạ, Từ đó ông ta sủng ái Đổng Hiền nhất mực, ăn cùng bàn, ngồi cùng xe, ngủ cùng giường không rời nửa bước. Ai Đế phong cho Đổng Hiền chức hoàng môn lang, để anh ta lúc nào cũng có thể ở bên mình, đồng thời phong cho phụ thân của anh ta là bá lăng lệnh, thiên quang lộc đại phu. Nghe nói Đổng Hiền không chỉ có vẻ đẹp thanh tú, khả ái của một giai nhân mà âm sắc và cử chỉ cũng giống hệt phụ nữ. Có lần ngủ trưa, Đổng Hiền trót gối đầu lên tay áo của Ai Đế, tuy muốn ngồi dậy nhưng không muốn làm mất giấc ngủ của anh ta nên nhà vua đã dùng kiếm cắt đi một đoạn tay áo, chính vì thế mà hậu thế gọi tình đồng tính là “đoạn tụ chi tích”, đây chính là nguồn gốc của điển tích này. Từ sau chuyện đó, Đổng Hiền biết rõ tình cảm mà hoàng thượng dành cho mình nên cũng rất cảm động, để tránh không xảy ra những chuyện tương tự anh ta đã phát động phong trào cải cách y phục trong cung bằng việc mặc y phục có tay áo hẹp, vạt áo ngắn để thuận tiện cho việc di chuyển đồng thời cũng nhằm mục đích khoe tối đa hình thể. Việc ăn mặc của anh ta đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong hoàng cung và trở thành một trong những mốt thời bấy giờ. Để thể hiện sự sủng ái của mình đối với Đổng Hiền, Ai Đế từng phong cho Đổng Cung làm tướng tác đại thần chuyên quản lý các quan viên phụ trách các công trình xây dựng. Ông ta lệnh cho cha con Đổng Hiền xây dựng một phủ đệ mới nguy nga tráng lệ với quy mô vượt xa phạm vi của một đại thần. Trong cung có bao nhiêu kỳ châu dị bảo ông ta đều cho Đổng Hiền chọn tùy thích, thậm chí quần áo giày dép, xe cộ của hoàng thượng cũng đều được làm thêm một suất dành cho Đổng Hiền dùng. Vợ và em gái của Đổng Hiền cũng nhận được vô số vật phẩm được ban tặng. Ông ta thâm chí còn muốn phong hầu cho Đổng Hiền nhưng tìm mãi chưa có cơ hội. Sau này đúng lúc tể tướng Vương Gia mất, trong triều khuyết đi một thế lực luôn phản đối Đổng Hiền. Ai Đế bèn phong cho anh ta chức Đại tư mã - một chức quan lớn nhất trong triều thời bấy giờ. Lúc này Đổng Hiền mới 22 tuổi đã đức cao vọng trọng, quyền lực trong tay chỉ dưới một người trên muôn người. Càng về sau sự sủng ái của Ai Đế dành cho Đổng Hiền càng không thể diễn tả được bằng lời, ông ta luôn đau đáu một điều không biết phải làm thế nào mới có thể thể hiện được hết sự sủng ái của mình với sủng nam. Điên rồ hơn cả, vào một hôm, Ai Đế mở tiệc mời các chư thần, trong lúc uống vài chén rượu liền nhìn Đổng Hiền chăm chăm và cười nói với các đại thần: "Ta muốn học theo vua Nghiêu Thuấn nhường ngôi có được không?” Lời của hoàng thượng nói ra khiến văn võ bá quan trong triều nhất loạt kinh ngạc, không ai nói được câu nào. Đợi cho các đại thần trấn tĩnh lại có người lập tức tâu: "Tâu bệ hạ, thiên hạ này là của Cao tiên đế không phải của một mình bệ hạ. Bệ hạ đã thừa kế thiên hạ từ tổ tông thì nên tương truyền cho đời đời con cháu. Bệ hạ là vua một nước cần phải biết thiên tử vô hí ngôn, nhất thiết không được nói ra những lời như vậy.” Ai Đế nghe xong lặng im không nói nhưng rõ ràng không vui chút nào, ông ta bèn lệnh đuổi viên đại thần vừa can gián ra khỏi điện và thành lệ từ sau mỗi lần mở yến tiệc không cho phép ông ta được tham dự. Mối si tình của Ai Đế lên đến đỉnh điểm khi ông ta luôn tưởng tượng đến cảnh tượng nếu sau khi chết không có Đổng Hiền bên cạnh thì sẽ cảm thấy vô cùng đau lòng, vì vậy, bèn lệnh cho các đại thần xây thêm một phần mộ bên cạnh hoàng lăng để sau này Đổng Hiền chết thì an táng tại đây. Ngay cả khi chết ông ta cũng nguyện được táng cùng sủng nam của mình, nhưng không ngờ cái ngày biệt ly đã sớm đến với họ. Tháng 6 năm thứ 2 Nguyên Thọ, Ai Đế mới 26 tuổi đột nhiên lâm bệnh qua đời, thái hoàng thái hậu cho Vương Mãng chấp chính. Vương Mãng đã kịch liệt vạch tội Đổng Hiền, cấm anh ta không được vào cung. Đổng Hiền tự biết họa lớn đang kề cổ nên đã cùng vợ và gia đình tự sát vừa để tránh được cái họa đang cận kề vừa tự tử để giữ trọn mối si tình đã được Ai Đế dành cho mình.
Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện “Đoạn tụ chi tích” của Hán Ai Đế, chính vì anh ta mà Hán Ai Đế đã bỏ rơi bao giai nhân chốn hoàng cung can tâm tình nguyện chỉ sủng ái mình Đổng Hiền, thậm chí định dâng cả giang sơn của tổ tiên cho anh ta.
Đổng Hiền tự Thánh Khanh, người Vân Dương. Cha là Đổng Cung từng làm ngự sử, lúc đó Đổng Hiền chỉ là kẻ tôi tớ bên thái tử Ai Đế. Mãi đến môt hôm, trong lúc Đổng Hiền đang làm việc trong cung tình cờ đứng dưới điện thì bất chợt lọt vào tầm nhìn của Ai Đế, ông ta bỗng phát hiện ra vài năm không gặp Đổng Hiền càng ngày càng tuấn tú, còn đẹp hơn cả đám cung nữ trong lục cung.
Ai Đế cảm thấy vô cùng yêu thích liền hạ lệnh cho Đổng Hiền theo bên hầu hạ, Từ đó ông ta sủng ái Đổng Hiền nhất mực, ăn cùng bàn, ngồi cùng xe, ngủ cùng giường không rời nửa bước. Ai Đế phong cho Đổng Hiền chức hoàng môn lang, để anh ta lúc nào cũng có thể ở bên mình, đồng thời phong cho phụ thân của anh ta là bá lăng lệnh, thiên quang lộc đại phu.
Nghe nói Đổng Hiền không chỉ có vẻ đẹp thanh tú, khả ái của một giai nhân mà âm sắc và cử chỉ cũng giống hệt phụ nữ. Có lần ngủ trưa, Đổng Hiền trót gối đầu lên tay áo của Ai Đế, tuy muốn ngồi dậy nhưng không muốn làm mất giấc ngủ của anh ta nên nhà vua đã dùng kiếm cắt đi một đoạn tay áo, chính vì thế mà hậu thế gọi tình đồng tính là “đoạn tụ chi tích”, đây chính là nguồn gốc của điển tích này.
Từ sau chuyện đó, Đổng Hiền biết rõ tình cảm mà hoàng thượng dành cho mình nên cũng rất cảm động, để tránh không xảy ra những chuyện tương tự anh ta đã phát động phong trào cải cách y phục trong cung bằng việc mặc y phục có tay áo hẹp, vạt áo ngắn để thuận tiện cho việc di chuyển đồng thời cũng nhằm mục đích khoe tối đa hình thể. Việc ăn mặc của anh ta đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong hoàng cung và trở thành một trong những mốt thời bấy giờ.
Để thể hiện sự sủng ái của mình đối với Đổng Hiền, Ai Đế từng phong cho Đổng Cung làm tướng tác đại thần chuyên quản lý các quan viên phụ trách các công trình xây dựng. Ông ta lệnh cho cha con Đổng Hiền xây dựng một phủ đệ mới nguy nga tráng lệ với quy mô vượt xa phạm vi của một đại thần. Trong cung có bao nhiêu kỳ châu dị bảo ông ta đều cho Đổng Hiền chọn tùy thích, thậm chí quần áo giày dép, xe cộ của hoàng thượng cũng đều được làm thêm một suất dành cho Đổng Hiền dùng.
Vợ và em gái của Đổng Hiền cũng nhận được vô số vật phẩm được ban tặng. Ông ta thâm chí còn muốn phong hầu cho Đổng Hiền nhưng tìm mãi chưa có cơ hội. Sau này đúng lúc tể tướng Vương Gia mất, trong triều khuyết đi một thế lực luôn phản đối Đổng Hiền. Ai Đế bèn phong cho anh ta chức Đại tư mã - một chức quan lớn nhất trong triều thời bấy giờ. Lúc này Đổng Hiền mới 22 tuổi đã đức cao vọng trọng, quyền lực trong tay chỉ dưới một người trên muôn người.
Càng về sau sự sủng ái của Ai Đế dành cho Đổng Hiền càng không thể diễn tả được bằng lời, ông ta luôn đau đáu một điều không biết phải làm thế nào mới có thể thể hiện được hết sự sủng ái của mình với sủng nam. Điên rồ hơn cả, vào một hôm, Ai Đế mở tiệc mời các chư thần, trong lúc uống vài chén rượu liền nhìn Đổng Hiền chăm chăm và cười nói với các đại thần: "Ta muốn học theo vua Nghiêu Thuấn nhường ngôi có được không?”
Lời của hoàng thượng nói ra khiến văn võ bá quan trong triều nhất loạt kinh ngạc, không ai nói được câu nào. Đợi cho các đại thần trấn tĩnh lại có người lập tức tâu: "Tâu bệ hạ, thiên hạ này là của Cao tiên đế không phải của một mình bệ hạ. Bệ hạ đã thừa kế thiên hạ từ tổ tông thì nên tương truyền cho đời đời con cháu. Bệ hạ là vua một nước cần phải biết thiên tử vô hí ngôn, nhất thiết không được nói ra những lời như vậy.” Ai Đế nghe xong lặng im không nói nhưng rõ ràng không vui chút nào, ông ta bèn lệnh đuổi viên đại thần vừa can gián ra khỏi điện và thành lệ từ sau mỗi lần mở yến tiệc không cho phép ông ta được tham dự.
Mối si tình của Ai Đế lên đến đỉnh điểm khi ông ta luôn tưởng tượng đến cảnh tượng nếu sau khi chết không có Đổng Hiền bên cạnh thì sẽ cảm thấy vô cùng đau lòng, vì vậy, bèn lệnh cho các đại thần xây thêm một phần mộ bên cạnh hoàng lăng để sau này Đổng Hiền chết thì an táng tại đây. Ngay cả khi chết ông ta cũng nguyện được táng cùng sủng nam của mình, nhưng không ngờ cái ngày biệt ly đã sớm đến với họ.
Tháng 6 năm thứ 2 Nguyên Thọ, Ai Đế mới 26 tuổi đột nhiên lâm bệnh qua đời, thái hoàng thái hậu cho Vương Mãng chấp chính. Vương Mãng đã kịch liệt vạch tội Đổng Hiền, cấm anh ta không được vào cung. Đổng Hiền tự biết họa lớn đang kề cổ nên đã cùng vợ và gia đình tự sát vừa để tránh được cái họa đang cận kề vừa tự tử để giữ trọn mối si tình đã được Ai Đế dành cho mình.