Khổng Tử là một triết gia, nhà chính trị, nhà giáo dục và là người sáng lập ra đạo Nho ở Trung Quốc. Ông sinh cách đây hơn 2.500 năm, tới nay hậu duệ của ông chẳng những ở Trung Quốc, Đài Loan mà còn rải khắp thế giới. Hiện dòng họ Khổng vẫn giữ được gia phả, vừa qua được ghi vào “Kỉ lục Guiness” là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”.
Khổng Tử (552 - 479 TCN) còn có tên là Khổng Khưu vì trên trán của ông có một cái bướu to, nên người ta ví như cái gò trên trán. Tên chữ là Trọng Ni. Ông sinh ở nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Tổ tiên của ông làm quan to ở nước Tống và nước Thương. Nhưng do nội loạn trong triều đình, cha ông chạy sang định cư tại nước Lỗ. Ông tuy thất bại trên quan trường, nhưng đã thành công về tư tưởng, vì vậy Tư Mã Thiên coi ông là “Ông vua của tư tưởng”. Ông được các đời vua chúa Trung Quốc tôn sùng là “Bậc Thánh hiền”, là “Thánh chí tôn”, “Thánh chí tôn tiên sư”. Ông cũng là nhà giáo dục vĩ đại, tương truyền từ thời đó đã có tới hơn 3.000 đệ tử theo học, trong đó có tới hơn 70 người sau này đều trở thành các bậc vua chúa và vương giả cũng như các nhà triết gia nổi tiếng. Ông từng đưa các học trò của mình đi qua 14 nước thời Xuân Thu để trải nghiệm thực tế. Ông từng biên soạn các sách như “Kinh thi”, “Kinh thư”, “Kinh lễ”, “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu” và các sách dạy học trò như Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, trong đó ông đưa ra nhiều luận điểm mà tới nay vẫn còn giá trị. Chính vì vậy mà rất nhiều nước hiện nay đều có trường học và Viện nghiên cứu về Khổng Tử. Số liệu của Trung Quốc cho biết tính tới tháng 1/2012 có 358 Học viện và 500 giảng đường ở 105 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập và nghiên cứu về Khổng Tử. Hiện nay, người Hoa trên thế giới có tới gần 40 triệu người ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều hậu duệ con cháu của dòng họ Khổng.
Cuối năm 2008, Trung Quốc cho xuất bản cuốn “Khổng Tử thế gia”. Đây là cuốn gia phả được ghi vào kỉ lục Guiness thế giới là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”. Cuốn gia phả này ghi lại những sự kiện về con cháu chút chít hậu duệ dòng họ Khổng cũng như tình hình xã hội, lịch sử cùng thời trong hơn 2.500 năm kể từ năm 552 trước công nguyên khi Khổng Tử ra đời cho tới ngày nay. Ông Khổng Đức Dung, hậu duệ đời thứ 77 của Khổng Tử, hiện là Hội trưởng Hội công tác ghi chép bổ sung “Khổng Tử thế gia” cho biết, theo quy định, kể từ đời Nhà Minh, “Khổng Tử thế gia” cứ 60 năm “đại bổ sung” một lần, cứ 30 năm “tiểu bổ sung” một lần. Kể từ đó tới nay đã tiến hành bốn lần đại bổ sung, lần gần nhất được tiến hành vào năm 1937. Theo số liệu thống kê khi đó, cháu chắt hậu duệ của Khổng Tử có khoảng trên 560.000 người. Lần đại bổ sung thứ 5 lẽ ra hoàn thành vào năm 1997, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bị gián đoạn, vì vậy, lần đại bổ sung được tiến hành trong thời gian 10 năm kể từ năm 1998 tới năm 2008 mới hoàn thành. Tại thời điểm năm 2008, ông Khổng Đức Dung đã hơn 80 tuổi, nhưng trong 10 năm qua, ông không quản tuổi già sức yếu cùng một số người tự bỏ chi phí lặn lội khắp các địa phương trong nước tìm kiếm hậu duệ của Khổng Tử, kể cả các địa phương mà trước đó chưa đi được như Đài Loan, Ma Cao. Ông cho biết, tới nay thống kê thêm được hơn 1,3 triệu người là hậu duệ của Khổng Tử. Cộng lại với lần thống kê trước, hiện nay hậu duệ con cháu của Khổng Tử đã lên tới trên 2 triệu người. “Khổng Tử thế gia” chẳng những chép lại gia phả con cháu họ Khổng mà còn đề cập tới nhiểu sự kiện lịch sử như sự phát triển của các mặt kinh tế, xã hội, quân sự…của Trung Quốc. Bởi vậy, đây là cuốn gia phả chứa nhiều tư liệu quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu.Ông Khổng Tường Hiền cho biết, một số hậu duệ của Khổng Tử đã tới làm ăn ở 14 vùng dân tộc thiểu số khác nhau, một số di cư sang các nước ở Trung Đông, Hàn Quốc, Singapore, các nước Đông Nam Á và thậm chí cả Mỹ, Tây Âu, Mỹ Latinh...làm ăn, sinh sống. Do môi trường sống, một số đổi sang họ khác, một số nhập quốc tịch nước sở tại, theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi... Bởi vậy, có thể nói gia đình của Khổng Tử hiện là một đại gia đình, có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều quốc tịch khác nhau. Vì những đặc điểm trên, nên công tác đại bổ sung vào gia phả họ Khổng lần này có quy mô tương đối lớn, sẽ được đưa vào máy tính lưu trữ để dễ theo dõi, tìm kiếm. Ông Ký Tiễn Lâm, hiện là cố vấn Hội công tác bổ sung “Khổng Tử thế gia” cho biết, Hội đã chi hàng chục triệu để sản xuất phim hoạt hình 100 tập về Khổng Tử. Năm 2009 nhân kỉ niệm 2.560 năm ngày sinh Khổng Tử sẽ cho công diễn 20 tập đầu, còn 80 tập sẽ tiếp tục sản xuất và cho công bố sau. Bộ phim này dựa theo “Khổng Tử thế gia” để biên kịch, theo thứ tự thời gian hơn 2.500 năm. Bởi vậy, đây chẳng những là bộ phim đề cập tới những sự kiện của dòng họ Khổng mà còn nhắc đến tình hình xã hội từ xưa tới nay. Ảnh: Hội thảo về Khổng Tử.
Khổng Tử là một triết gia, nhà chính trị, nhà giáo dục và là người sáng lập ra đạo Nho ở Trung Quốc. Ông sinh cách đây hơn 2.500 năm, tới nay hậu duệ của ông chẳng những ở Trung Quốc, Đài Loan mà còn rải khắp thế giới. Hiện dòng họ Khổng vẫn giữ được gia phả, vừa qua được ghi vào “Kỉ lục Guiness” là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”.
Khổng Tử (552 - 479 TCN) còn có tên là Khổng Khưu vì trên trán của ông có một cái bướu to, nên người ta ví như cái gò trên trán. Tên chữ là Trọng Ni. Ông sinh ở nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Tổ tiên của ông làm quan to ở nước Tống và nước Thương. Nhưng do nội loạn trong triều đình, cha ông chạy sang định cư tại nước Lỗ.
Ông tuy thất bại trên quan trường, nhưng đã thành công về tư tưởng, vì vậy Tư Mã Thiên coi ông là “Ông vua của tư tưởng”. Ông được các đời vua chúa Trung Quốc tôn sùng là “Bậc Thánh hiền”, là “Thánh chí tôn”, “Thánh chí tôn tiên sư”.
Ông cũng là nhà giáo dục vĩ đại, tương truyền từ thời đó đã có tới hơn 3.000 đệ tử theo học, trong đó có tới hơn 70 người sau này đều trở thành các bậc vua chúa và vương giả cũng như các nhà triết gia nổi tiếng. Ông từng đưa các học trò của mình đi qua 14 nước thời Xuân Thu để trải nghiệm thực tế. Ông từng biên soạn các sách như “Kinh thi”, “Kinh thư”, “Kinh lễ”, “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu” và các sách dạy học trò như Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, trong đó ông đưa ra nhiều luận điểm mà tới nay vẫn còn giá trị.
Chính vì vậy mà rất nhiều nước hiện nay đều có trường học và Viện nghiên cứu về Khổng Tử. Số liệu của Trung Quốc cho biết tính tới tháng 1/2012 có 358 Học viện và 500 giảng đường ở 105 quốc gia và vùng lãnh thổ học tập và nghiên cứu về Khổng Tử.
Hiện nay, người Hoa trên thế giới có tới gần 40 triệu người ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều hậu duệ con cháu của dòng họ Khổng.
Cuối năm 2008, Trung Quốc cho xuất bản cuốn “Khổng Tử thế gia”. Đây là cuốn gia phả được ghi vào kỉ lục Guiness thế giới là “Cuốn gia phả dài nhất thế giới”. Cuốn gia phả này ghi lại những sự kiện về con cháu chút chít hậu duệ dòng họ Khổng cũng như tình hình xã hội, lịch sử cùng thời trong hơn 2.500 năm kể từ năm 552 trước công nguyên khi Khổng Tử ra đời cho tới ngày nay.
Ông Khổng Đức Dung, hậu duệ đời thứ 77 của Khổng Tử, hiện là Hội trưởng Hội công tác ghi chép bổ sung “Khổng Tử thế gia” cho biết, theo quy định, kể từ đời Nhà Minh, “Khổng Tử thế gia” cứ 60 năm “đại bổ sung” một lần, cứ 30 năm “tiểu bổ sung” một lần. Kể từ đó tới nay đã tiến hành bốn lần đại bổ sung, lần gần nhất được tiến hành vào năm 1937. Theo số liệu thống kê khi đó, cháu chắt hậu duệ của Khổng Tử có khoảng trên 560.000 người.
Lần đại bổ sung thứ 5 lẽ ra hoàn thành vào năm 1997, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bị gián đoạn, vì vậy, lần đại bổ sung được tiến hành trong thời gian 10 năm kể từ năm 1998 tới năm 2008 mới hoàn thành.
Tại thời điểm năm 2008, ông Khổng Đức Dung đã hơn 80 tuổi, nhưng trong 10 năm qua, ông không quản tuổi già sức yếu cùng một số người tự bỏ chi phí lặn lội khắp các địa phương trong nước tìm kiếm hậu duệ của Khổng Tử, kể cả các địa phương mà trước đó chưa đi được như Đài Loan, Ma Cao. Ông cho biết, tới nay thống kê thêm được hơn 1,3 triệu người là hậu duệ của Khổng Tử. Cộng lại với lần thống kê trước, hiện nay hậu duệ con cháu của Khổng Tử đã lên tới trên 2 triệu người.
“Khổng Tử thế gia” chẳng những chép lại gia phả con cháu họ Khổng mà còn đề cập tới nhiểu sự kiện lịch sử như sự phát triển của các mặt kinh tế, xã hội, quân sự…của Trung Quốc. Bởi vậy, đây là cuốn gia phả chứa nhiều tư liệu quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Ông Khổng Tường Hiền cho biết, một số hậu duệ của Khổng Tử đã tới làm ăn ở 14 vùng dân tộc thiểu số khác nhau, một số di cư sang các nước ở Trung Đông, Hàn Quốc, Singapore, các nước Đông Nam Á và thậm chí cả Mỹ, Tây Âu, Mỹ Latinh...làm ăn, sinh sống. Do môi trường sống, một số đổi sang họ khác, một số nhập quốc tịch nước sở tại, theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi... Bởi vậy, có thể nói gia đình của Khổng Tử hiện là một đại gia đình, có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều quốc tịch khác nhau. Vì những đặc điểm trên, nên công tác đại bổ sung vào gia phả họ Khổng lần này có quy mô tương đối lớn, sẽ được đưa vào máy tính lưu trữ để dễ theo dõi, tìm kiếm.
Ông Ký Tiễn Lâm, hiện là cố vấn Hội công tác bổ sung “Khổng Tử thế gia” cho biết, Hội đã chi hàng chục triệu để sản xuất phim hoạt hình 100 tập về Khổng Tử. Năm 2009 nhân kỉ niệm 2.560 năm ngày sinh Khổng Tử sẽ cho công diễn 20 tập đầu, còn 80 tập sẽ tiếp tục sản xuất và cho công bố sau. Bộ phim này dựa theo “Khổng Tử thế gia” để biên kịch, theo thứ tự thời gian hơn 2.500 năm. Bởi vậy, đây chẳng những là bộ phim đề cập tới những sự kiện của dòng họ Khổng mà còn nhắc đến tình hình xã hội từ xưa tới nay. Ảnh: Hội thảo về Khổng Tử.