Đọc “Nhị thập tứ sử” khiến người ta hoang mang khi phát hiện ra gần một quy luật tàn nhẫn tồn tại trong đời thực, đó là, rất nhiều hoàng đế khai quốc trong lịch sử Trung Quốc sau khi thống nhất được thiên hạ thay vì ban thưởng công lao thì đều tìm cách giết công thần. Đây là sự thật tàn khốc, vong ân bội nghĩa của các bậc đế vương, rốt cục thì có bí mật gì? Trong lịch sử, hoàng đế Lưu Bang vốn là một kẻ vô lại ở Bái huyện, nhưng nhờ sự trợ giúp của rất nhiều anh em, ông ta đã thống nhất được thiên hạ, đăng cơ đại bảo. Người có công rất lớn chính là công thần Hàn Tín. Vào thời đó người ta còn xưng Hàn Tín là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”, “vương hầu tướng tương” nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy của mình mà Hàn Tín đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm. Ảnh: Tạo hình nhân vật Hàn Tín trên phim ảnh.
Sau khi cùng Lưu Bang đánh đông dẹp tây, lập bao chiến công lừng lẫy, bình định thiên hạ thì ông qua đời. Điều bất hạnh là không chết vì tuổi già hay bệnh tật mà chết trong tay một mụ đàn bà tên Lã Trĩ hoàng hậu đương triều. Điều đau đớn hơn chính Lưu Bang lại ngầm ưng thuận cho vợ mình làm điều vong ân bội nghĩa đó. Con người sống với nhau là nhờ chữ “tình nghĩa”, nhưng khi địa vị và danh thế tăng lên thì tình nghĩa vô tình càng trở nên mong manh. Đã từng nhau đồng cam cộng khổ, nằm gai nếm mật, hoạn nạn có nhau mà giờ đây sao không thể cùng nhau hưởng phú quý?
Chu Nguyên Chương cũng là một điển hình của hoàng đế khai quốc giết công thần. Ông ta là hoàng đế khai quốc nhà Minh, đồng thời được người đời ca tụng là một minh quân trong lịch sử. Nhưng cũng như Lưu Bang, vốn xuất thân hèn kém, đều từng là lưu manh, từng làm hòa thượng, có chăng chỉ hơn Lưu Bang có được cái tên “Trọng Bát” (Lưu Bang không được đặt tên, tên của ông chỉ là cách được phụ thân gọi giống cách gọi thông thường trong nhân gian như lão đại, lạo nhị... mà thành). Nhưng nếu xét cho cùng thì Chu Nguyên Chương lại tàn ác hơn Lưu Bang. Trước khi truyền ngôi cho thái tử, ông ta còn giết những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, hơn nữa còn tịch thu hết tài sản, triệt cỏ tận gốc. Ảnh: Hoàng đế Chu Nguyên Chương.
Tóm lại, những công thần mà công lao quá lớn, danh tiếng quá cao đa phần đều sẽ gặp nguy hiểm. Khi hoàng đế đăng cơ thì giặc ngoài đã yên, lúc này mọi sự đề phòng cảnh giác về sự nguy hiểm sẽ lại chuyển sang các công thần có công lớn trong triều. Các ông hoàng đều sợ rằng có một ngày nào đó chính các công thần này sẽ uy hiếp đến ngai vàng của họ. Để ổn định giang sơn xã tắc, bảo vệ ngôi báu thì các công thần tự nhiên trở thành cái gai trong mắt và mối nguy hiểm lớn nhất cho thiên hạ của thiên tử. Có lẽ đây chính là lí do mà Lưu Bang đã giết Hàn Tín và Chu Nguyên Chương giết Hồ Duy Dung.
Tuy vậy, trong lịch sử từng có một công thần khai quốc, còn được gọi là đệ nhất công thần đã không bị giết đó chính là Tiêu Hà thời Lưu Bang. Tiêu Hà là người cùng quê với Lưu Bang. Ông ta đã theo Lưu Bang từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Sau khi đăng cơ lập quốc, Hàn Tín bị Lưu Bang giết chết, Trương Lương bỏ đi, công thần lớn nhất chính Tiêu Hà. Thực ra không phải Lưu Bang không muốn trừ khử Tiêu Hà mà chính Tiêu Hà đã luôn ý thức được mối nguy hiểm với mình nên hành sự luôn cẩn thận vì thế mà lần lượt nhẹ nhàng hóa giải được mọi nguy hiểm. Ảnh: Chân dung Lưu Bang. Lần thứ nhất khi hoàng hậu Lã Trĩ lập mưu giết Hàn Tín, Tiêu Hà đã giúp Lã hậu. Ngay sau khi Hàn Tín chết, Lưu Bang hạ lệnh phong cho Tiêu Hà từ thừa tướng thành tướng quốc, đồng thời gia phong thêm năm nghìn hộ. Cắt cử 500 lính tinh nhuệ ngày đêm bảo vệ sự an toàn cho Tiêu Hà. Về hình thức Lưu Bang tỏ ra vô cùng sủng ái và ban thưởng hậu hĩnh cho những công trạng của Tiêu Hà, nhưng trên thực tế là nhằm giám sát mọi hành tung của Tiêu Hà. Tiêu Hà vốn tính cẩn thận, nên đã lường trước mọi nguy hiểm đang chờ mình nên đã từ chối không nhận bất kì phần thưởng nào. Ông ta còn bỏ tài sản của mình ra quyên góp cho quân đội. Lưu Bang thấy Tiêu Hà là người rất hiểu chuyện nên vô cùng vui mừng, cũng chính vì thế mà Tiêu Hà thoát một kiếp nạn. Ảnh: Chân dung minh họa Tiêu Hà.
Lần thứ hai khi Hoài nam vương Anh Bố tạo phản. Lưu Bang đích thân dẫn quân đi bình loạn nhưng không quên thường xuyên cho người về thăm dò mọi hành tung của Tiêu Hà. Khi nghe thuộc hạ bẩm báo rằng tướng quốc Tiêu Hà vẫn "chăm chỉ xử lý các việc triều chính như trước, xem xét phê chuẩn tấu chương, lại còn quyên góp tiền bạc để hỗ trợ cho quân đội” thì Lưu Bang lại dấy lên ý định giết Tiêu Hà. Ảnh minh họa.
Sợ danh tiếng của Tiêu Hà quá lớn sẽ khiến văn võ bá quan và lê dân trăm họ khâm phục sẽ là sự uy hiếp với mình, bèn cố ý vu cho Tiêu Hà tội bắt dân nộp sưu cao thuế nặng, vơ vét của dân làm bại hoại thanh danh của mình. Mặc dù có sớ của muôn dân dâng minh oan Tiêu Hà vô tội tuy Lưu Bang rất vui nhưng vẫn mắng Tiêu Hà rằng: "Thiên hạ ô nha nhất ban hắc" (Quạ trong thiên hạ đều đen như nhau). Thế là Tiêu Hà lại thoát nạn lần nữa. Ảnh: Tạo hình nhân vật Tiêu Hà trên phim ảnh.
Một yếu tố quan trọng khiến cho Tiêu Hà không bị giết như các công thần khác đó là do bản tính của ông ta. Cả đời ông ta luôn hành sự cẩn thận, dè dặt. Ông luôn ý thức được mối nguy hiểm khi làm công thần khai quốc. Ông ta luôn biết cách hạ thấp mình, không đề cao công lao cũng như thiệt hơn cho bản thân. Không dùng công lao của mình để đổi lấy quyền cao chức trọng cũng như bổng lộc cho bản thân và dòng họ. Ông cũng không dùng uy danh của mình có để tạo ra thế uy hiếp hay nguy hiểm đến ngai vàng và giang sơn xã tắc của hoàng đế để từ đó tự tạo ra được một môi trường an toàn bảo vệ bản thân mình. Chính vì thế mỗi lần gặp nguy hiểm ông ta đều tùy cơ ứng biến hóa giải. Ảnh: Chân dung minh họa Tiêu Hà.
Đọc “Nhị thập tứ sử” khiến người ta hoang mang khi phát hiện ra gần một quy luật tàn nhẫn tồn tại trong đời thực, đó là, rất nhiều hoàng đế khai quốc trong lịch sử
Trung Quốc sau khi thống nhất được thiên hạ thay vì ban thưởng công lao thì đều tìm cách giết công thần. Đây là sự thật tàn khốc, vong ân bội nghĩa của các bậc đế vương, rốt cục thì có bí mật gì?
Trong lịch sử, hoàng đế Lưu Bang vốn là một kẻ vô lại ở Bái huyện, nhưng nhờ sự trợ giúp của rất nhiều anh em, ông ta đã thống nhất được thiên hạ, đăng cơ đại bảo. Người có công rất lớn chính là công thần Hàn Tín. Vào thời đó người ta còn xưng Hàn Tín là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”, “vương hầu tướng tương” nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy của mình mà Hàn Tín đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm. Ảnh: Tạo hình nhân vật Hàn Tín trên phim ảnh.
Sau khi cùng Lưu Bang đánh đông dẹp tây, lập bao chiến công lừng lẫy, bình định thiên hạ thì ông qua đời. Điều bất hạnh là không chết vì tuổi già hay bệnh tật mà chết trong tay một mụ đàn bà tên Lã Trĩ hoàng hậu đương triều. Điều đau đớn hơn chính Lưu Bang lại ngầm ưng thuận cho vợ mình làm điều vong ân bội nghĩa đó. Con người sống với nhau là nhờ chữ “tình nghĩa”, nhưng khi địa vị và danh thế tăng lên thì tình nghĩa vô tình càng trở nên mong manh. Đã từng nhau đồng cam cộng khổ, nằm gai nếm mật, hoạn nạn có nhau mà giờ đây sao không thể cùng nhau hưởng phú quý?
Chu Nguyên Chương cũng là một điển hình của hoàng đế khai quốc giết công thần. Ông ta là hoàng đế khai quốc nhà Minh, đồng thời được người đời ca tụng là một minh quân trong lịch sử. Nhưng cũng như Lưu Bang, vốn xuất thân hèn kém, đều từng là lưu manh, từng làm hòa thượng, có chăng chỉ hơn Lưu Bang có được cái tên “Trọng Bát” (Lưu Bang không được đặt tên, tên của ông chỉ là cách được phụ thân gọi giống cách gọi thông thường trong nhân gian như lão đại, lạo nhị... mà thành). Nhưng nếu xét cho cùng thì Chu Nguyên Chương lại tàn ác hơn Lưu Bang. Trước khi truyền ngôi cho thái tử, ông ta còn giết những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, hơn nữa còn tịch thu hết tài sản, triệt cỏ tận gốc. Ảnh: Hoàng đế Chu Nguyên Chương.
Tóm lại, những công thần mà công lao quá lớn, danh tiếng quá cao đa phần đều sẽ gặp nguy hiểm. Khi hoàng đế đăng cơ thì giặc ngoài đã yên, lúc này mọi sự đề phòng cảnh giác về sự nguy hiểm sẽ lại chuyển sang các công thần có công lớn trong triều. Các ông hoàng đều sợ rằng có một ngày nào đó chính các công thần này sẽ uy hiếp đến ngai vàng của họ. Để ổn định giang sơn xã tắc, bảo vệ ngôi báu thì các công thần tự nhiên trở thành cái gai trong mắt và mối nguy hiểm lớn nhất cho thiên hạ của thiên tử. Có lẽ đây chính là lí do mà Lưu Bang đã giết Hàn Tín và Chu Nguyên Chương giết Hồ Duy Dung.
Tuy vậy, trong lịch sử từng có một công thần khai quốc, còn được gọi là đệ nhất công thần đã không bị giết đó chính là Tiêu Hà thời Lưu Bang. Tiêu Hà là người cùng quê với Lưu Bang. Ông ta đã theo Lưu Bang từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Sau khi đăng cơ lập quốc, Hàn Tín bị Lưu Bang giết chết, Trương Lương bỏ đi, công thần lớn nhất chính Tiêu Hà. Thực ra không phải Lưu Bang không muốn trừ khử Tiêu Hà mà chính Tiêu Hà đã luôn ý thức được mối nguy hiểm với mình nên hành sự luôn cẩn thận vì thế mà lần lượt nhẹ nhàng hóa giải được mọi nguy hiểm. Ảnh: Chân dung Lưu Bang.
Lần thứ nhất khi hoàng hậu Lã Trĩ lập mưu giết Hàn Tín, Tiêu Hà đã giúp Lã hậu. Ngay sau khi Hàn Tín chết, Lưu Bang hạ lệnh phong cho Tiêu Hà từ thừa tướng thành tướng quốc, đồng thời gia phong thêm năm nghìn hộ. Cắt cử 500 lính tinh nhuệ ngày đêm bảo vệ sự an toàn cho Tiêu Hà. Về hình thức Lưu Bang tỏ ra vô cùng sủng ái và ban thưởng hậu hĩnh cho những công trạng của Tiêu Hà, nhưng trên thực tế là nhằm giám sát mọi hành tung của Tiêu Hà. Tiêu Hà vốn tính cẩn thận, nên đã lường trước mọi nguy hiểm đang chờ mình nên đã từ chối không nhận bất kì phần thưởng nào. Ông ta còn bỏ tài sản của mình ra quyên góp cho quân đội. Lưu Bang thấy Tiêu Hà là người rất hiểu chuyện nên vô cùng vui mừng, cũng chính vì thế mà Tiêu Hà thoát một kiếp nạn. Ảnh: Chân dung minh họa Tiêu Hà.
Lần thứ hai khi Hoài nam vương Anh Bố tạo phản. Lưu Bang đích thân dẫn quân đi bình loạn nhưng không quên thường xuyên cho người về thăm dò mọi hành tung của Tiêu Hà. Khi nghe thuộc hạ bẩm báo rằng tướng quốc Tiêu Hà vẫn "chăm chỉ xử lý các việc triều chính như trước, xem xét phê chuẩn tấu chương, lại còn quyên góp tiền bạc để hỗ trợ cho quân đội” thì Lưu Bang lại dấy lên ý định giết Tiêu Hà. Ảnh minh họa.
Sợ danh tiếng của Tiêu Hà quá lớn sẽ khiến văn võ bá quan và lê dân trăm họ khâm phục sẽ là sự uy hiếp với mình, bèn cố ý vu cho Tiêu Hà tội bắt dân nộp sưu cao thuế nặng, vơ vét của dân làm bại hoại thanh danh của mình. Mặc dù có sớ của muôn dân dâng minh oan Tiêu Hà vô tội tuy Lưu Bang rất vui nhưng vẫn mắng Tiêu Hà rằng: "Thiên hạ ô nha nhất ban hắc" (Quạ trong thiên hạ đều đen như nhau). Thế là Tiêu Hà lại thoát nạn lần nữa. Ảnh: Tạo hình nhân vật Tiêu Hà trên phim ảnh.
Một yếu tố quan trọng khiến cho Tiêu Hà không bị giết như các công thần khác đó là do bản tính của ông ta. Cả đời ông ta luôn hành sự cẩn thận, dè dặt. Ông luôn ý thức được mối nguy hiểm khi làm công thần khai quốc. Ông ta luôn biết cách hạ thấp mình, không đề cao công lao cũng như thiệt hơn cho bản thân. Không dùng công lao của mình để đổi lấy quyền cao chức trọng cũng như bổng lộc cho bản thân và dòng họ. Ông cũng không dùng uy danh của mình có để tạo ra thế uy hiếp hay nguy hiểm đến ngai vàng và giang sơn xã tắc của hoàng đế để từ đó tự tạo ra được một môi trường an toàn bảo vệ bản thân mình. Chính vì thế mỗi lần gặp nguy hiểm ông ta đều tùy cơ ứng biến hóa giải. Ảnh: Chân dung minh họa Tiêu Hà.