Trần Thế Mỹ là nhân vật nối tiếng trong vở kinh kịch dân gian “Tần Hương Liên”. Trong vở kịch, Trần Thế Mỹ là người chồng bội bạc, vong ơn bội nghĩa đã phụ bạc người vợ tào khang của mình để kết duyên với công chúa, hưởng vinh hoa phú quý. Kỳ án Trần Thế Mỹ trong kinh kịch Trung Hoa vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng nước này. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian " Tần Hương Liên".Nhưng trên thực tế, trong lịch sử có nhân vật tên Trần Thế Mỹ. Ông không phải người Tống như nhân vật trong kịch mà là một vị quan triều Thanh. Ông cũng không phải là một người có mới nới cũ, đáng bị chém đầu mà là một vị quan tốt. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".Trong “Quân châu chí tiến sĩ thiên” có ghi chép rằng: "Thuận Trị năm thứ hai, Ất Mùi khoa sử đại thành bảng, Trần Niên Dục. Làm quan ở Tư Thạch đạo Quý Châu". Cũng theo “ Hồ Châu lịch sử nhân vật từ điển” cũng ghi rằng: "Trần Thế Mỹ là quan triều Thanh, tên là Niên Dục còn có tên là Thục Mỹ, người Quân Châu tức huyện Quân, Hồ Bắc ngày nay". Ông xuất thân trong gia đình nho sĩ. Vào thời kỳ đầu triều Thanh ông lai kinh ứng thí.Năm thứ 8 Thuận Trị tức năm 165, ông đỗ tiến sĩ khoa Tân Mão. Đầu tiên ông nhậm chức tri huyện tại một huyện thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau này được Khang Hi trọng dụng thăng chức và đến làm quan tại Quý Châu. Khi làm quan tại Quý Châu có rất nhiều đồng hương đồng môn tìm đến mưu cầu quan chức.Ban đầu ông đều đích thân nhiều lần tiếp đón, đồng thời khuyên nhủ họ nên dày công đọc sách, thi cử tất sẽ có công danh. Sau này, số lượng người đến cầu cạnh nhờ vả quá nhiều, khó mà tiếp đón hết nên ông đã dặn dò tổng quản từ chối khéo.Trong số người tìm đến phủ của ông có Hồ Mộng Điệp là người hàng xóm sát vách dưới quê nhà. Hai người đã từng cùng nhau vào kinh ứng thí. Hồ Mộng Điệp cũng đã từng giúp đỡ tiền bạc cho ông, nay nghĩ vì nghĩa xưa mà nhờ vả được, nhưng không ngờ bị tổng quản khước từ, nên trong lòng sinh thù hận.Hồ Mộng Điệp bèn nghĩ chuyện đổ tội cho ông giờ thăng quan tiến chức làm quan lớn, phát tài mà vong ân bội nghĩa, vứt bỏ vợ con nghèo hèn nơi quê nhà để mưu cầu vinh hoa phú quý. Sau đó, Hồ Mộng Điệp đã biên tập thành vở kịch “Tần Hương Liên” và cho diễn ở Thiểm Tây và Hà Nam. Không ngờ vở kinh kịch nhanh chóng trở nên vô cùng nổi tiếng. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".Tương truyền, cuối triều Thanh có một đoàn kịch từ Hà Nam đến Quân Châu diễn vở kịch “Tần Hương Liên”. Cháu 8 đời của Trần Thế Mỹ sau khi xem đã nổi giận lôi đình. Ông ta đã tổ chức đại gia đình vây đánh diễn viên và đập đồ của gánh hát. Kết quả có vài người chết và đêm diễn bị dừng lại. Chỉ vì một tư thù nhỏ nhoi cá nhân mà Trần Thế Mỹ đã phải mang nỗi oan suốt hơn 300 năm qua. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".
Trần Thế Mỹ là nhân vật nối tiếng trong vở kinh kịch dân gian “Tần Hương Liên”. Trong vở kịch, Trần Thế Mỹ là người chồng bội bạc, vong ơn bội nghĩa đã phụ bạc người vợ tào khang của mình để kết duyên với công chúa, hưởng vinh hoa phú quý. Kỳ án Trần Thế Mỹ trong kinh kịch Trung Hoa vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng nước này. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian " Tần Hương Liên".
Nhưng trên thực tế, trong lịch sử có nhân vật tên Trần Thế Mỹ. Ông không phải người Tống như nhân vật trong kịch mà là một vị quan triều Thanh. Ông cũng không phải là một người có mới nới cũ, đáng bị chém đầu mà là một vị quan tốt. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".
Trong “Quân châu chí tiến sĩ thiên” có ghi chép rằng: "Thuận Trị năm thứ hai, Ất Mùi khoa sử đại thành bảng, Trần Niên Dục. Làm quan ở Tư Thạch đạo Quý Châu". Cũng theo “ Hồ Châu lịch sử nhân vật từ điển” cũng ghi rằng: "Trần Thế Mỹ là quan triều Thanh, tên là Niên Dục còn có tên là Thục Mỹ, người Quân Châu tức huyện Quân, Hồ Bắc ngày nay". Ông xuất thân trong gia đình nho sĩ. Vào thời kỳ đầu triều Thanh ông lai kinh ứng thí.
Năm thứ 8 Thuận Trị tức năm 165, ông đỗ tiến sĩ khoa Tân Mão. Đầu tiên ông nhậm chức tri huyện tại một huyện thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau này được Khang Hi trọng dụng thăng chức và đến làm quan tại Quý Châu. Khi làm quan tại Quý Châu có rất nhiều đồng hương đồng môn tìm đến mưu cầu quan chức.
Ban đầu ông đều đích thân nhiều lần tiếp đón, đồng thời khuyên nhủ họ nên dày công đọc sách, thi cử tất sẽ có công danh. Sau này, số lượng người đến cầu cạnh nhờ vả quá nhiều, khó mà tiếp đón hết nên ông đã dặn dò tổng quản từ chối khéo.
Trong số người tìm đến phủ của ông có Hồ Mộng Điệp là người hàng xóm sát vách dưới quê nhà. Hai người đã từng cùng nhau vào kinh ứng thí. Hồ Mộng Điệp cũng đã từng giúp đỡ tiền bạc cho ông, nay nghĩ vì nghĩa xưa mà nhờ vả được, nhưng không ngờ bị tổng quản khước từ, nên trong lòng sinh thù hận.
Hồ Mộng Điệp bèn nghĩ chuyện đổ tội cho ông giờ thăng quan tiến chức làm quan lớn, phát tài mà vong ân bội nghĩa, vứt bỏ vợ con nghèo hèn nơi quê nhà để mưu cầu vinh hoa phú quý. Sau đó, Hồ Mộng Điệp đã biên tập thành vở kịch “Tần Hương Liên” và cho diễn ở Thiểm Tây và Hà Nam. Không ngờ vở kinh kịch nhanh chóng trở nên vô cùng nổi tiếng. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".
Tương truyền, cuối triều Thanh có một đoàn kịch từ Hà Nam đến Quân Châu diễn vở kịch “Tần Hương Liên”. Cháu 8 đời của Trần Thế Mỹ sau khi xem đã nổi giận lôi đình. Ông ta đã tổ chức đại gia đình vây đánh diễn viên và đập đồ của gánh hát. Kết quả có vài người chết và đêm diễn bị dừng lại. Chỉ vì một tư thù nhỏ nhoi cá nhân mà Trần Thế Mỹ đã phải mang nỗi oan suốt hơn 300 năm qua. Ảnh minh họa trong vở kinh kịch dân gian "Tần Hương Liên".