Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống nhưng con người ta mỗi khi nghĩ đến cái chết thường không tránh khỏi lo sợ. Đặc biệt, đối với các hoàng đế, cái chết lại càng khiến họ canh cánh trong lòng. Bởi thế, từ xa xưa, các ông vua Trung Quốc đã rất tích cực tìm cách để trường sinh bất lão.
Ở thời kỳ ban đầu, nỗ lực của các vua chúa Trung Quốc hướng vào việc đi tìm các vị thần tiên. Họ tin rằng đã có thần tiên thì tất là có thuốc tiên, chỉ cần được các thần tiên ban cho thuốc ấy thì sẽ được sống lâu như trời đất. Bởi thế mới có chuyện Tần Thủy Hoàng cử Từ Phúc dẫn theo 3.000 đồng nam, ngọc nữ ra biển cầu tiên. Mấy trăm năm sau, người ta dần tỉnh ra và biết rằng việc cầu tiên là không có hy vọng. Chính vào lúc đó, Đạo giáo Trung Quốc phát triển mạnh rồi các đạo sĩ lớn tiếng quảng cáo cho các loại đan của họ luyện ra có thể giúp con người trường sinh bất tử. Từ đây bắt đầu những tấn bi kịch cho các ông vua vì ham muốn trường sinh mà bị yểu tử. Sử sách cho biết, từ thời Nam Bắc triều, việc luyện thuốc trường sinh bất lão rất phổ biến. Các hoàng đế, dưới sự phát triển rầm rộ của phong trào luyện đan cũng bắt đầu tìm kiếm vận may ở những viên đan dược được đám đạo sĩ rêu rao là vô cùng kỳ diệu.
Tấn Ai Đế là một trường hợp đã thử nghiệm. Ông lên ngôi năm 21 tuổi và đã nhanh chóng mê thuật trường sinh. Rất nhiều đạo sĩ, phương thuật vào ra cung đình để truyền cho ông bí thuật trường thọ. Ông làm theo các phương pháp trường thọ của họ là nhập định, không ăn ngũ cốc, uống đơn dược để cầu bất lão. Tuy nhiên mỗi khi uống đơn dược là người ông nóng rực lên, dục tính bộc phát không sao kiềm chế nổi. Bởi thế chỉ trị vì được 4 năm, ông đã chết yểu vì cạn kiệt tinh lực. Tác giả Hướng Tư, trong cuốn Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long phân tích về đơn dược mà Tấn Ai Đế dùng: “Đơn dược này là một loại thuốc tễ có tính nóng được chế từ các vị thuốc như hùng hoàng, dễ làm cho người ta nổi nóng. Loại thuốc này công hiệu giúp cho những thân thể bị suy nhược được cường tráng và mạnh khỏe hơn nhưng đối với một thanh niên cường tráng tràn đầy sức sống thì chẳng khác nào uống thuốc kích thích. Tấn Ai Đế uống thuốc này rồi thì mỗi ngày dược tính bộc phát không có cách nào khống chế nổi. Bởi thế mới 25 tuổi ông ta đã chết vì bị hưng phấn quá độ”. Sau Tấn Ai Đế, vua Bắc Ngụy là Đạo Vũ Đế cũng gặp phải bi kịch vì thuốc trường sinh. Thời trẻ, ông là một anh hùng, mới 16 tuổi đã lập nên đế quốc Bắc Ngụy cường thịnh. Trước tuổi 30, Đạo Vũ Đế quan tâm chính sự nên nước mạnh dân no ấm. Nhưng từ năm 30 tuổi trở đi ông bắt đầu ham mê thuật trường sinh. Cũng như Tấn Ai Đế, ông tin dùng các loại tiên đan và đặc biệt là ăn một lượng lớn hàn thực tán. Điều đó khiến thần trí ông ta luôn bấn loạn, vui buồn bất thường, suốt ngày cứ đi lại vật vờ như bị quỷ ám trong cung.
Do trong người không bình thường dẫn đến những hành vi của ông cực kỳ tàn nhẫn, có thể giết người để mua vui ở ngay trong triều, cung viện, ở kinh sư và cả ở những vùng quê hoang vắng. Vậy là từ một minh quân anh hùng trở nên kẻ điên khùng chỉ vì uống “tiên đan” rởm.
Thời nhà Minh, nước Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể. Văn hóa phát triển rực rỡ nhưng các vua chúa vẫn rất tin tưởng vào tiên đan trường sinh bất lão mà không biết nhìn các tấm gương đời trước. Điển hình trong các ông vua nhà Minh có Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh). Ông ta say mê thuật trường sinh đến nỗi bỏ luôn cả việc chính sự. Lý do Thế Tông bỏ việc triều đình là vì ông ta còn bận ở hậu cung để thực hiện phép trường sinh do một đạo sĩ tên là Đào Trọng Văn bày cho.Thuật “trường sinh” mà Đào Trọng Văn dạy Thế Tông được gọi là phương thuốc bí truyền ngự nữ. Các sách vở không nói cụ thể nhưng đại khái nội dung thuật này là hưởng thụ các nữ nhân trinh nguyên để bồi bổ nguyên khí cho nhà vua. Để làm theo cách do Đào Trọng Văn chỉ bảo, Minh Thế Tông đã bắt rất nhiều trinh nữ vào hậu cung để hưởng thụ. Người ta thống kê: chỉ trong năm Gia Tĩnh thứ 31, riêng ở kinh sư đã có 300 trinh nữ từ 8 đến 14 tuổi bị đưa vào cung cho vua hưởng thụ. Cùng với đó, Thế Tông còn nghe theo Đào Trọng Văn luyện tiên đan trong cung. Cách luyện loại tiên đan này là lấy máu kinh tháng đầu của trinh nữ bỏ vào đồ đựng bằng vàng hay bạc, thêm nước ô mai, nấu sôi bảy lần để nước cô đặc lại, bỏ thêm bột sữa, đan thạch, nhựa thông, chì đỏ, niệu phấn đảo đều, để lửa nhỏ luyện thành thể rắn. Vua tôi Minh Thế Tông gọi loại này là Thiên đan diên. Khi dùng “tiên đan” này vào, Minh Thế Tông liền cảm thấy hưng phấn một cách khó hiểu. Ông ta liền đi vào thâm cung đại viện với thái độ kỳ dị, tùy tiện thỏa mãn dục vọng với nữ nhân nào mà ông ta gặp phải.
Trên thực tế, căn cứ vào biểu hiện đó ta có thể nhận định “Thiên đan diên” giống như một loại thuốc kích thích. Sau khi dùng vào thì người nóng bừng khó chịu, dục tính bộc phát đòi hỏi phải thỏa mãn. Ông vua này không đến nỗi yểu mạng vì dùng Thiên đan diên nhưng báo ứng cũng đến rất nhanh. Vào tháng 8 năm Gia Tĩnh thứ 44, vì dùng kim thạch do đạo sĩ Vương Kim Tiến dâng mà Thế Tông bị bệnh nặng rồi mất trong cung Càn Thanh.
Sinh lão bệnh tử là quy luật cuộc sống nhưng con người ta mỗi khi nghĩ đến cái chết thường không tránh khỏi lo sợ. Đặc biệt, đối với các hoàng đế, cái chết lại càng khiến họ canh cánh trong lòng. Bởi thế, từ xa xưa, các ông vua Trung Quốc đã rất tích cực tìm cách để trường sinh bất lão.
Ở thời kỳ ban đầu, nỗ lực của các vua chúa Trung Quốc hướng vào việc đi tìm các vị thần tiên. Họ tin rằng đã có thần tiên thì tất là có thuốc tiên, chỉ cần được các thần tiên ban cho thuốc ấy thì sẽ được sống lâu như trời đất. Bởi thế mới có chuyện Tần Thủy Hoàng cử Từ Phúc dẫn theo 3.000 đồng nam, ngọc nữ ra biển cầu tiên.
Mấy trăm năm sau, người ta dần tỉnh ra và biết rằng việc cầu tiên là không có hy vọng. Chính vào lúc đó, Đạo giáo Trung Quốc phát triển mạnh rồi các đạo sĩ lớn tiếng quảng cáo cho các loại đan của họ luyện ra có thể giúp con người trường sinh bất tử. Từ đây bắt đầu những tấn bi kịch cho các ông vua vì ham muốn trường sinh mà bị yểu tử.
Sử sách cho biết, từ thời Nam Bắc triều, việc luyện thuốc trường sinh bất lão rất phổ biến. Các hoàng đế, dưới sự phát triển rầm rộ của phong trào luyện đan cũng bắt đầu tìm kiếm vận may ở những viên đan dược được đám đạo sĩ rêu rao là vô cùng kỳ diệu.
Tấn Ai Đế là một trường hợp đã thử nghiệm. Ông lên ngôi năm 21 tuổi và đã nhanh chóng mê thuật trường sinh. Rất nhiều đạo sĩ, phương thuật vào ra cung đình để truyền cho ông bí thuật trường thọ. Ông làm theo các phương pháp trường thọ của họ là nhập định, không ăn ngũ cốc, uống đơn dược để cầu bất lão. Tuy nhiên mỗi khi uống đơn dược là người ông nóng rực lên, dục tính bộc phát không sao kiềm chế nổi. Bởi thế chỉ trị vì được 4 năm, ông đã chết yểu vì cạn kiệt tinh lực.
Tác giả Hướng Tư, trong cuốn Bí thuật dưỡng sinh của vua Càn Long phân tích về đơn dược mà Tấn Ai Đế dùng: “Đơn dược này là một loại thuốc tễ có tính nóng được chế từ các vị thuốc như hùng hoàng, dễ làm cho người ta nổi nóng. Loại thuốc này công hiệu giúp cho những thân thể bị suy nhược được cường tráng và mạnh khỏe hơn nhưng đối với một thanh niên cường tráng tràn đầy sức sống thì chẳng khác nào uống thuốc kích thích. Tấn Ai Đế uống thuốc này rồi thì mỗi ngày dược tính bộc phát không có cách nào khống chế nổi. Bởi thế mới 25 tuổi ông ta đã chết vì bị hưng phấn quá độ”.
Sau Tấn Ai Đế, vua Bắc Ngụy là Đạo Vũ Đế cũng gặp phải bi kịch vì thuốc trường sinh. Thời trẻ, ông là một anh hùng, mới 16 tuổi đã lập nên đế quốc Bắc Ngụy cường thịnh. Trước tuổi 30, Đạo Vũ Đế quan tâm chính sự nên nước mạnh dân no ấm. Nhưng từ năm 30 tuổi trở đi ông bắt đầu ham mê thuật trường sinh. Cũng như Tấn Ai Đế, ông tin dùng các loại tiên đan và đặc biệt là ăn một lượng lớn hàn thực tán. Điều đó khiến thần trí ông ta luôn bấn loạn, vui buồn bất thường, suốt ngày cứ đi lại vật vờ như bị quỷ ám trong cung.
Do trong người không bình thường dẫn đến những hành vi của ông cực kỳ tàn nhẫn, có thể giết người để mua vui ở ngay trong triều, cung viện, ở kinh sư và cả ở những vùng quê hoang vắng. Vậy là từ một minh quân anh hùng trở nên kẻ điên khùng chỉ vì uống “tiên đan” rởm.
Thời nhà Minh, nước Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể. Văn hóa phát triển rực rỡ nhưng các vua chúa vẫn rất tin tưởng vào tiên đan trường sinh bất lão mà không biết nhìn các tấm gương đời trước. Điển hình trong các ông vua nhà Minh có Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh). Ông ta say mê thuật trường sinh đến nỗi bỏ luôn cả việc chính sự. Lý do Thế Tông bỏ việc triều đình là vì ông ta còn bận ở hậu cung để thực hiện phép trường sinh do một đạo sĩ tên là Đào Trọng Văn bày cho.
Thuật “trường sinh” mà Đào Trọng Văn dạy Thế Tông được gọi là phương thuốc bí truyền ngự nữ. Các sách vở không nói cụ thể nhưng đại khái nội dung thuật này là hưởng thụ các nữ nhân trinh nguyên để bồi bổ nguyên khí cho nhà vua. Để làm theo cách do Đào Trọng Văn chỉ bảo, Minh Thế Tông đã bắt rất nhiều trinh nữ vào hậu cung để hưởng thụ. Người ta thống kê: chỉ trong năm Gia Tĩnh thứ 31, riêng ở kinh sư đã có 300 trinh nữ từ 8 đến 14 tuổi bị đưa vào cung cho vua hưởng thụ.
Cùng với đó, Thế Tông còn nghe theo Đào Trọng Văn luyện tiên đan trong cung. Cách luyện loại tiên đan này là lấy máu kinh tháng đầu của trinh nữ bỏ vào đồ đựng bằng vàng hay bạc, thêm nước ô mai, nấu sôi bảy lần để nước cô đặc lại, bỏ thêm bột sữa, đan thạch, nhựa thông, chì đỏ, niệu phấn đảo đều, để lửa nhỏ luyện thành thể rắn. Vua tôi Minh Thế Tông gọi loại này là Thiên đan diên. Khi dùng “tiên đan” này vào, Minh Thế Tông liền cảm thấy hưng phấn một cách khó hiểu. Ông ta liền đi vào thâm cung đại viện với thái độ kỳ dị, tùy tiện thỏa mãn dục vọng với nữ nhân nào mà ông ta gặp phải.
Trên thực tế, căn cứ vào biểu hiện đó ta có thể nhận định “Thiên đan diên” giống như một loại thuốc kích thích. Sau khi dùng vào thì người nóng bừng khó chịu, dục tính bộc phát đòi hỏi phải thỏa mãn. Ông vua này không đến nỗi yểu mạng vì dùng Thiên đan diên nhưng báo ứng cũng đến rất nhanh. Vào tháng 8 năm Gia Tĩnh thứ 44, vì dùng kim thạch do đạo sĩ Vương Kim Tiến dâng mà Thế Tông bị bệnh nặng rồi mất trong cung Càn Thanh.