Những ngày này, hàng trăm nghìn người từ khắp nơi trên cả nước đã đổ về đường Hoàng Diệu, con đường gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp những năm cuối đời ở Hà Nội.
Sự yên tĩnh của ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi gia đình Đại tướng sinh sống nhiều thập niên qua giờ đây bao trùm bầu không không khí đau buồn. Đại tướng đã vĩnh viễn ra đi.
Từng đoàn ngoài lặng lẽ bước về phía ngôi nhà đầy kỷ niệm để tiễn đưa Đại tướng. Nhiều người cầm trên tay những đóa cúc vàng...
Một số người cầm di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hoặc những tác phẩm tâm huyết của ông.
Và có cả những vần thơ tưởng nhớ vị Đại tướng huyền thoại, được đóng khung trang trọng.
Những tấm huy chương lấp lánh trên ngực cựu chiến binh, những người luôn coi Tướng Giáp là người Anh Cả vĩ đại.
"Tôi tự hào vì đã từng là quân của Tướng Giáp", một cựu binh của Binh đoàn Trường Sơn đến từ Bắc Ninh chia sẻ.
Những thế hệ chưa từng trải nghiệm chiến tranh, chưa một lần gặp Đại tướng ngoài đời, cũng thể hiện sự thành kính sâu sắc.
"Mình không trải qua chiến tranh. Mình sinh ra và lớn lên trong hòa bình nên không thể hay không bao giờ cảm nhận được cái gọi là chiến tranh...", một em học sinh ghi lại cảm xúc của mình ngay trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu.
Nhiều người dừng chân bên bản sao bút tích, những hình ảnh tư liệu về Đại tướng trên một góc đường Hoàng Diệu.Có cả những lời cầu nguyện...
Và không thể thiếu những giọt nước mắt lặng lẽ...
Những gốc xà cừ cổ thụ có thấu hiểu nỗi đau buồn trên con đường Hoàng Diệu ngày hôm nay?
Dưới chân dòng người đầy tiếc thương, những chiếc lá vàng vẫn vô tình rơi trong tiết trời thu Hà Nội, như quy luật muôn đời, sinh ra từ đất và trở về với đất.
Đó là những hình ảnh sẽ vĩnh viễn không lặp lại ở đường Hoàng Diệu. Con đường sẽ trở lại với sự yên bình vốn có sau khi vị Đại tướng huyền thoại an nghỉ trên quê hương Quảng Bình.
Những ngày này, hàng trăm nghìn người từ khắp nơi trên cả nước đã đổ về đường Hoàng Diệu, con đường gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp những năm cuối đời ở Hà Nội.
Sự yên tĩnh của ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, nơi gia đình Đại tướng sinh sống nhiều thập niên qua giờ đây bao trùm bầu không không khí đau buồn. Đại tướng đã vĩnh viễn ra đi.
Từng đoàn ngoài lặng lẽ bước về phía ngôi nhà đầy kỷ niệm để tiễn đưa Đại tướng. Nhiều người cầm trên tay những đóa cúc vàng...
Một số người cầm di ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hoặc những tác phẩm tâm huyết của ông.
Và có cả những vần thơ tưởng nhớ vị Đại tướng huyền thoại, được đóng khung trang trọng.
Những tấm huy chương lấp lánh trên ngực cựu chiến binh, những người luôn coi Tướng Giáp là người Anh Cả vĩ đại.
"Tôi tự hào vì đã từng là quân của Tướng Giáp", một cựu binh của Binh đoàn Trường Sơn đến từ Bắc Ninh chia sẻ.
Những thế hệ chưa từng trải nghiệm chiến tranh, chưa một lần gặp Đại tướng ngoài đời, cũng thể hiện sự thành kính sâu sắc.
"Mình không trải qua chiến tranh. Mình sinh ra và lớn lên trong hòa bình nên không thể hay không bao giờ cảm nhận được cái gọi là chiến tranh...", một em học sinh ghi lại cảm xúc của mình ngay trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu.
Nhiều người dừng chân bên bản sao bút tích, những hình ảnh tư liệu về Đại tướng trên một góc đường Hoàng Diệu.
Có cả những lời cầu nguyện...
Và không thể thiếu những giọt nước mắt lặng lẽ...
Những gốc xà cừ cổ thụ có thấu hiểu nỗi đau buồn trên con đường Hoàng Diệu ngày hôm nay?
Dưới chân dòng người đầy tiếc thương, những chiếc lá vàng vẫn vô tình rơi trong tiết trời thu Hà Nội, như quy luật muôn đời, sinh ra từ đất và trở về với đất.
Đó là những hình ảnh sẽ vĩnh viễn không lặp lại ở đường Hoàng Diệu. Con đường sẽ trở lại với sự yên bình vốn có sau khi vị Đại tướng huyền thoại an nghỉ trên quê hương Quảng Bình.