Ngày 5/3/2013, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự ở thủ đô Caracas sau 2 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần. Thi hài của vị Tổng thống này được bảo quản tại Học viện quân sự cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức, tức sáng 8/3.
Hơn 30 nguyên thủ quốc gia đã đến tiễn đưa Hugo Chavez trong tang lễ cấp nhà nước. Thi hài của ông được đặt trong một quan tài gỗ phủ quốc kỳ tại Học viện quân sự Caracas, khép lại 14 năm lãnh đạo của ông.
Sau đó, thi thể nhà lãnh đạo Venezuela được bảo quản bên trong một quan tài bằng kính, đặt trong lăng mộ nằm trong khuôn viên bảo tàng quân sự, nằm cách không xa phủ Tổng thống.
Ngày 10/4/2010, máy bay chở vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) và hơn 90 người khác gặp nạn khiến tất cả tử vong. Khi đó, Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần. Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, người dân đã đến viếng vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski. Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Thi hài vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski được đặt trong quan tài làm bằng gỗ. Trong ngày diễn ra tang lễ, linh cữu cố Tổng thống Kaczynski cũng đã được đưa tới những nơi gắn bó với cuộc đời ông ở Thủ đô Warsaw, trong đó có Tòa thị chính Warsaw. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời vào hồi 0h10’ ngày 9/9/1976. Khi đó, chính quyền Trung Quốc tổ chức 7 ngày quốc tang. 30 vạn quần chúng đã đến viếng vị lãnh đạo tối cao này.
Đến ngày 18/9, một triệu người đã tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Mao tại quảng trường Thiên An Môn. Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các kỹ sư thiết kế một chiếc quan tài pha lê miễn khúc xạ trong suốt có kích thước dài 2,4m, rộng 0,6m để đặt thi hài ông. Để làm được cỗ quan tài này, các kỹ sư đã miệt mài làm việc trong suốt 10 tháng. Các kỹ sư trong nhà máy tốn không ít thời gian để làm chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ trước khi khởi công làm chiếc quan tài pha lê. Phải mất gần một tháng, tức vào khoảng giữa tháng 10/1976 thì các kỹ sư mới hoàn thành thiết kế mẫu quan tài. Đến cuối tháng 11 năm đó, chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ được hoàn thành.
Để làm ra một chiếc quan tài bằng pha lê trong suốt không hề dễ dàng. Theo kỹ thuật truyền thống thì sẽ không ổn vì khi đổ tinh thể pha lê vào khuôn sẽ có nhiều bọt tăm nổi lên rất rõ. Để làm được điều đó, các chuyên gia đã tìm ra bước đột phá trong công nghệ.Sau khi công trình hoàn thành, tất cả các kỹ sư chính tham gia thiết kế, sản xuất chiếc quan tài pha lê này được đích thân mang nó đến lăng của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và đặt nó tại vị trí trung tâm lăng. Vào tháng 3/1923, Lenin bị ốm nặng và qua đời ngày 21/1/1924, hưởng thọ 53 tuổi. Các kiến trúc sư hàng đầu đã xây dựng lăng Lenin và biến nó trở thành một kiệt tác nghệ thuật. Thi hài của Lenin được đặt trong một chiếc quan tài làm bằng kính.
Kể từ năm 1939, nhóm các nhà khoa học của Viện kỹ thuật điện toàn Liên bang đứng đầu là phó tiến sĩ khoa học N. V. Gorbachev đã chế tạo một cỗ quan quách có dạng hình thang lộn ngược.
Các thiết bị quang học và các đèn gương phản chiếu nằm khuất trong tấm nắp đậy phía trên của cỗ quan. Mỗi một chùm sáng chiếu ra từ các thiết bị được thay đổi về hướng, về cường độ, về độ lớn quầng sáng và màu sắc để rọi chiếu tốt hơn cho thi hài lãnh tụ Lenin.
Cỗ quan quách được trang hoàng bằng một nhóm những lá cờ gấp trang trọng theo kiểu cờ tang vĩnh biệt của nghi thức quân đội, quốc huy Liên Xô, các hình ren lá sồi và lá nguyệt quế. Năm 1946, những người chế tạo khối quan quách bao gồm: Viện sĩ A. V. Shchusev, phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật N. V. Gorbachev, giáo sư S. O. Mayzel, công trình sư N. D. Fedotov và nhà điêu khắc B. I. Yakovlev được nhận Giải thưởng Quốc gia. Trong những năm 1968 – 1972, các nhà khoa học đã chế tạo một cỗ quan quách mới, hoàn thiện hơn. Đến tháng 4/1973, khối quan quách mới được đặt vào trong lăng.
Tấm nắp kính nguyên khối hình bậc thang nằm phía trên cỗ quan quách như treo lơ lửng trên các thành bằng kính trong suốt. Nó được đỡ bởi bốn cây cột kim loại ở 4 góc, thực tế hầu như không nhận thấy. Bậc dưới cùng của tấm được phủ bằng ngọc bích màu đỏ nhạt của vùng Orsk. Hai bên sườn của cỗ quan quách là hai lá cờ: một lá quân kỳ và một lá cờ búa liềm. Hai lá cờ được thả rủ xuống lấp lánh ánh vàng, thực tế chúng màu đồng nhưng do cách chiếu sáng đặc biệt nên cảm giác bóng sáng hơn. Ảnh: Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ.
Ngày 5/3/2013, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự ở thủ đô Caracas sau 2 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần. Thi hài của vị Tổng thống này được bảo quản tại Học viện quân sự cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức, tức sáng 8/3.
Hơn 30 nguyên thủ quốc gia đã đến tiễn đưa Hugo Chavez trong tang lễ cấp nhà nước. Thi hài của ông được đặt trong một quan tài gỗ phủ quốc kỳ tại Học viện quân sự Caracas, khép lại 14 năm lãnh đạo của ông.
Sau đó, thi thể nhà lãnh đạo Venezuela được bảo quản bên trong một quan tài bằng kính, đặt trong lăng mộ nằm trong khuôn viên bảo tàng quân sự, nằm cách không xa phủ Tổng thống.
Ngày 10/4/2010, máy bay chở vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski (trong ảnh) và hơn 90 người khác gặp nạn khiến tất cả tử vong. Khi đó, Ba Lan đã ra sắc lệnh quốc tang một tuần.
Rất nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, người dân đã đến viếng vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski. Tang lễ của cố Tổng thống Kaczynski được tổ chức vào ngày 18/4/2010. Thi hài vợ chồng Tổng thống Lech Kaczynski được đặt trong quan tài làm bằng gỗ.
Trong ngày diễn ra tang lễ, linh cữu cố Tổng thống Kaczynski cũng đã được đưa tới những nơi gắn bó với cuộc đời ông ở Thủ đô Warsaw, trong đó có Tòa thị chính Warsaw.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời vào hồi 0h10’ ngày 9/9/1976. Khi đó, chính quyền Trung Quốc tổ chức 7 ngày quốc tang. 30 vạn quần chúng đã đến viếng vị lãnh đạo tối cao này.
Đến ngày 18/9, một triệu người đã tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Mao tại quảng trường Thiên An Môn. Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các kỹ sư thiết kế một chiếc quan tài pha lê miễn khúc xạ trong suốt có kích thước dài 2,4m, rộng 0,6m để đặt thi hài ông. Để làm được cỗ quan tài này, các kỹ sư đã miệt mài làm việc trong suốt 10 tháng.
Các kỹ sư trong nhà máy tốn không ít thời gian để làm chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ trước khi khởi công làm chiếc quan tài pha lê. Phải mất gần một tháng, tức vào khoảng giữa tháng 10/1976 thì các kỹ sư mới hoàn thành thiết kế mẫu quan tài. Đến cuối tháng 11 năm đó, chiếc quan tài mẫu bằng thủy tinh hữu cơ được hoàn thành.
Để làm ra một chiếc quan tài bằng pha lê trong suốt không hề dễ dàng. Theo kỹ thuật truyền thống thì sẽ không ổn vì khi đổ tinh thể pha lê vào khuôn sẽ có nhiều bọt tăm nổi lên rất rõ. Để làm được điều đó, các chuyên gia đã tìm ra bước đột phá trong công nghệ.
Sau khi công trình hoàn thành, tất cả các kỹ sư chính tham gia thiết kế, sản xuất chiếc quan tài pha lê này được đích thân mang nó đến lăng của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và đặt nó tại vị trí trung tâm lăng.
Vào tháng 3/1923, Lenin bị ốm nặng và qua đời ngày 21/1/1924, hưởng thọ 53 tuổi. Các kiến trúc sư hàng đầu đã xây dựng lăng Lenin và biến nó trở thành một kiệt tác nghệ thuật. Thi hài của Lenin được đặt trong một chiếc quan tài làm bằng kính.
Kể từ năm 1939, nhóm các nhà khoa học của Viện kỹ thuật điện toàn Liên bang đứng đầu là phó tiến sĩ khoa học N. V. Gorbachev đã chế tạo một cỗ quan quách có dạng hình thang lộn ngược.
Các thiết bị quang học và các đèn gương phản chiếu nằm khuất trong tấm nắp đậy phía trên của cỗ quan. Mỗi một chùm sáng chiếu ra từ các thiết bị được thay đổi về hướng, về cường độ, về độ lớn quầng sáng và màu sắc để rọi chiếu tốt hơn cho thi hài lãnh tụ Lenin.
Cỗ quan quách được trang hoàng bằng một nhóm những lá cờ gấp trang trọng theo kiểu cờ tang vĩnh biệt của nghi thức quân đội, quốc huy Liên Xô, các hình ren lá sồi và lá nguyệt quế.
Năm 1946, những người chế tạo khối quan quách bao gồm: Viện sĩ A. V. Shchusev, phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật N. V. Gorbachev, giáo sư S. O. Mayzel, công trình sư N. D. Fedotov và nhà điêu khắc B. I. Yakovlev được nhận Giải thưởng Quốc gia. Trong những năm 1968 – 1972, các nhà khoa học đã chế tạo một cỗ quan quách mới, hoàn thiện hơn. Đến tháng 4/1973, khối quan quách mới được đặt vào trong lăng.
Tấm nắp kính nguyên khối hình bậc thang nằm phía trên cỗ quan quách như treo lơ lửng trên các thành bằng kính trong suốt. Nó được đỡ bởi bốn cây cột kim loại ở 4 góc, thực tế hầu như không nhận thấy. Bậc dưới cùng của tấm được phủ bằng ngọc bích màu đỏ nhạt của vùng Orsk. Hai bên sườn của cỗ quan quách là hai lá cờ: một lá quân kỳ và một lá cờ búa liềm. Hai lá cờ được thả rủ xuống lấp lánh ánh vàng, thực tế chúng màu đồng nhưng do cách chiếu sáng đặc biệt nên cảm giác bóng sáng hơn. Ảnh: Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ.