1. Thời niên thiếu của Chu Đức lúc đó vẫn là triều Thanh. Năm 1905, Chu Đức về quê Nghi Lũng, Tứ Xuyên lấy Lưu Thị hơn ông hai tuổi, do cha mẹ sắp đặt. Năm 26 tuổi, thiếu tá Điền quân Chu Đức lấy cô nữ sinh Học viện sư phạm Côn Minh, Tiêu Cúc Phương18 tuổi. Năm 1919, Tiêu Cúc Phương mắc bệnh hiểm nghèo qua đời. Nhìn Chu Đức đau khổ, Trần Bình Huy liền giới thiệu em họ Trần Ngọc Trân (Trinh) 21 tuổi cho Chu Đức. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Xương, Chu Đức hay tin Trần Ngọc Trân bị quân phiệt Tứ Xuyên giết chết. Nhưng thực ra Trần Ngọc Trân vẫn sống đến năm 1967. Sau này mẹ đẻ và mẹ nuôi của Chu Đức đều do Trần Ngọc Trân phụng dưỡng đến cuối đời.Sau khi rời Tứ Xuyên, Chu Đức được Chu Ân Lai đã giới thiệu vào Đảng và sang Châu Âu du học rồi lại sang Liên Xô. Cùng đi có cô Hạ Trị Hóa nữ giáo viên trung học Khai Giang, Tứ Xuyên mới 19 tuổi, thông minh xinh đẹp. Cô thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức. Sau khi họ từ Đức sang Moscow, năm 1926 Hạ Trị Hoa đã sinh con gái Chu Mẫn. Nhưng vì không hợp nhau nên cuối cùng cuộc hôn nhanh chóng tan vỡ.Mùa xuân 1928, Chu Đức lãnh đạo quân cách mạng tấn công Lỗi Dương, Hồ Nam và lấy người vợ Ngũ Nhã Lan một đảng viên 24 tuổi, một nữ tú tài hoa xinh đẹp. Hai người vừa qua tuần trăng mật thì Chu Đức và Mao Trạch Đông hợp sức đánh Tỉnh Cương Sơn. Lần thứ ba bị địch bao vây để giúp cho Chu Đức thoát khỏi vòng vây thì Ngũ Nhã Lan đang có mang mấy tháng đã bị Tưởng Giới Thạch đích thân ra điện báo “chặt đầu bêu trước công chúng”. Sau khi biết tin, Chu Đức đã khóc đau đớn trước mặt Mao Trạch Đông. Năm 1929, Chu Đức 43 tuổi đã lấy Khang Khắc Thanh, 17 tuổi người Giang Tây ở Cảnh Cương Sơn. Hai người sống bên nhau 47 năm và được gọi là “cuộc hôn nhân vàng”.2. Năm 1922, Bành Đức Hoài 24 tuổi đã lấy Lưu Tế Muội - con gái một người bán hàng chưa tròn 12 tuổi và đổi tên vợ là Lưu Khôn Mô. Ông đã giúp cô bỏ tục bó chân và dạy cô học chữ. Năm 1928, cuộc khởi nghĩa Bình Giang nổi lên, Bành Đức Hoài cho cô về quê và hứa cách mạng thắng lợi sẽ về đón cô ấy nhưng không ngờ hai người đã mất liên lạc. Vào tết Song thập năm 1938, Bàng Đức Hoài phó tổng tư lệnh Bát Lộ quân đã lấy An Tu ở Diên An. Lúc đó, An Tu mới 20 tuổi, sau khi lấy nhau hai người không có con. Tuy sống với An Tu nhưng trong lòng Bành Đức Hoài vẫn nhớ về người vợ đầu của mình.3. Lâm Bưu một nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong thập đại nguyên soái của Trung Quốc. Năm 1937, Lâm Bưu lấy Trương Mai một cô gái người Thiểm Bắc ở Diên An và sinh con gái là Lâm Hiểu Lâm. Sau này khi Lâm Bưu bị thương phải sang Liên Xô điều trị tình cảm hai người nhạt dần cuối cùng đã chia tay. Có lần Lâm Bưu lâm trọng bệnh nằm liệt giường, sau khi tỉnh dậy người nhìn thấy đầu tiên là nàng y tá Diệp Quần xinh đẹp người Phúc Kiến và ông đã nhận ra rằng đây chính là “một nửa của mình”.4. Năm 1910, Lưu Bá Thừa 18 tuổi đã kết hôn với Trình Nghi Chi 16 tuổi, cùng năm đó Lưu Bá Thừa vào học tại trường sĩ quan Trùng Khánh từ đó suốt ngày bận rộn việc quân, hai người bị đứt liên lạc. Năm 1930, Lưu Bá Thừa công tác tại Thượng Hải lấy danh nghĩa là giáo sư lấy một người vợ tên Ngô Cảnh Xuân. Năm 1936 ông đã yêu và kết hôn với nữ Hồng quân 19 tuổi Uông Vinh Hoa.5. Hạ Long người dân tộc Bạch,Tang Thực, Tương Tây. Khi còn niên thiếu, ông từng tham gia vào liên minh đoàn xe thồ. Năm lên 10 tuổi, ông lấy Từ Nguyệt Cô 17 tuổi nhưng vài năm sau Từ Nguyệt Cô qua đời. Năm 1920, cha Hạ Long bị bọn thổ phỉ giết chết, theo phong tục của gia tộc gọi là “tang hôn”, Hạ Long đã lấy một con gái trong bộ tộc tên Hướng Nguyên Cô. Sau khi tham gia khởi nghĩa Nam Xương, ông đón toàn bộ gia quyến đến Thượng Hải. Sau này Hướng Nguyên Cô rời Thượng Hải trở về quê hương và làm ni cô ở miếu Tiên Cô ở vịnh Bạch Dương.Người vợ tiếp theo của ông là Giản Tiên Nhiệm, sinh năm 1909 tại huyện Từ Lợi tỉnh Hồ Nam trong một gia đình nhân sỹ yêu nước. Sau khi tham gia vào đội Hồng Quân do Hạ Long lãnh đạo và trở thành nữ chiến sỹ Hồng Quân đầu tiên của khu vực Tây Tô, Tương Ngạc. Tháng 9/1929, Giản Tiên Nhiệm 20 tuổi đã kết hôn với Hạ Long. Sau đó hai người đã li hôn, Giản Tiên Nhiệm được cử đi học ở Liên Xô. Trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, Hạ Long cưới Hồ Cầm Tiên xuất thân là dân nghệ sỹ. Sau khi li hôn với Giản Tiên Nhiệm, năm 1942 Hạ Long lấy Tiết Minh kém ông 20 tuổi và sống đến cuối đời.6. Năm 1940, Trần Nghị đã kết hôn với Trương Xuyến - người Vũ Hán 18 tuổi và sống đến đầu bạc răng long. Trương Xuyến tên thật là Trương Xuân Lan.7. Năm La Vinh Hoàn 17 tuổi đã lấy Nhan Nguyệt Nga lớn hơn hai tuổi. Ngày 16/5/1937, chủ nhiệm chính trị sư 115 Bát Lộ quân La Vinh Hằng lúc này 35 tuổi đã lấy Lâm Nguyệt Cầm 23 tuổi cán bộ của Hồng quân. Năm 1955, Lâm Nguyệt Cầm đã được trao quân hàm đại tá và trở thành nữ đại tá duy nhất trong toàn quân.8. Năm 1946, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Từ Hướng Tiền đã kết duyên với Hoàng Kiệt 36 tuổi, Viện trưởng Viện chăm sóc Diên An. Hoàng Kiệt từng kết hôn với Tăng Trung Sinh - một lãnh tụ quan trọng của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng không lâu sau Tăng Trung Sinh bị giết. Vì cùng chung lý tưởng cách mạng cùng chịu nỗi đau giống nhau nên Trương Kiệt và Từ Hướng Tiền đã cùng nhau kết nghĩa phu thê chung sống trọn đời.9. Nhiếp Vinh Trăn kết hôn với người vợ cùng làm cách mạng là Trương Thụy Hoa.10. Nghe nói Diệp Kiếm Anh có một cuộc hôn nhân khi còn trẻ nhưng không có con và bị mất liên lạc. Đầu năm 1924, Diệp Kiếm Anh đã kết hôn với Phùng Hoa - nhân viên y tế tại Quảng Châu. Tháng 11 cùng năm, bà sinh con trai Diệp Tuyển Bình, sau đó sinh tiếp con gái Diệp Sở Mai.Năm 1927, Diệp Kiếm Anh đã lấy Tăng Hiến Thực - một nữ chiến sỹ. Năm 1937, Diệp Kiếm Anh lúc này 40 tuổi đang là tham mưu trưởng quân Bát Kỳ đã kết hôn với nữ cán bộ Nguy Củng Chi tại Diên An. Vì công việc bận rộn nên sau khi kết hôn hai người không có con.Năm 1940, ông kết hôn với Ngô Bác - nhân viên cơ yếu Cục miền nam. Năm 1941, Ngô Bác sinh cho ông một đứa con gái đặt tên là Diệp Hướng Chân. Năm 1948, ông lại kết hôn với Lý Cương và sinh một con trai đặt tên là Diệp Tuyển Liêm và một con gái tên Diệp Văn San. Đến năm 1955, do hai người không hợp nhau nên đã li hôn. Đây cũng chính là người vợ thứ 6 được công bố chính thức của Diệp Kiếm Anh.
1. Thời niên thiếu của Chu Đức lúc đó vẫn là triều Thanh. Năm 1905, Chu Đức về quê Nghi Lũng, Tứ Xuyên lấy Lưu Thị hơn ông hai tuổi, do cha mẹ sắp đặt. Năm 26 tuổi, thiếu tá Điền quân Chu Đức lấy cô nữ sinh Học viện sư phạm Côn Minh, Tiêu Cúc Phương18 tuổi. Năm 1919, Tiêu Cúc Phương mắc bệnh hiểm nghèo qua đời. Nhìn Chu Đức đau khổ, Trần Bình Huy liền giới thiệu em họ Trần Ngọc Trân (Trinh) 21 tuổi cho Chu Đức. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Xương, Chu Đức hay tin Trần Ngọc Trân bị quân phiệt Tứ Xuyên giết chết. Nhưng thực ra Trần Ngọc Trân vẫn sống đến năm 1967. Sau này mẹ đẻ và mẹ nuôi của Chu Đức đều do Trần Ngọc Trân phụng dưỡng đến cuối đời.
Sau khi rời Tứ Xuyên, Chu Đức được Chu Ân Lai đã giới thiệu vào Đảng và sang Châu Âu du học rồi lại sang Liên Xô. Cùng đi có cô Hạ Trị Hóa nữ giáo viên trung học Khai Giang, Tứ Xuyên mới 19 tuổi, thông minh xinh đẹp. Cô thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức. Sau khi họ từ Đức sang Moscow, năm 1926 Hạ Trị Hoa đã sinh con gái Chu Mẫn. Nhưng vì không hợp nhau nên cuối cùng cuộc hôn nhanh chóng tan vỡ.
Mùa xuân 1928, Chu Đức lãnh đạo quân cách mạng tấn công Lỗi Dương, Hồ Nam và lấy người vợ Ngũ Nhã Lan một đảng viên 24 tuổi, một nữ tú tài hoa xinh đẹp. Hai người vừa qua tuần trăng mật thì Chu Đức và Mao Trạch Đông hợp sức đánh Tỉnh Cương Sơn. Lần thứ ba bị địch bao vây để giúp cho Chu Đức thoát khỏi vòng vây thì Ngũ Nhã Lan đang có mang mấy tháng đã bị Tưởng Giới Thạch đích thân ra điện báo “chặt đầu bêu trước công chúng”. Sau khi biết tin, Chu Đức đã khóc đau đớn trước mặt Mao Trạch Đông. Năm 1929, Chu Đức 43 tuổi đã lấy Khang Khắc Thanh, 17 tuổi người Giang Tây ở Cảnh Cương Sơn. Hai người sống bên nhau 47 năm và được gọi là “cuộc hôn nhân vàng”.
2. Năm 1922, Bành Đức Hoài 24 tuổi đã lấy Lưu Tế Muội - con gái một người bán hàng chưa tròn 12 tuổi và đổi tên vợ là Lưu Khôn Mô. Ông đã giúp cô bỏ tục bó chân và dạy cô học chữ. Năm 1928, cuộc khởi nghĩa Bình Giang nổi lên, Bành Đức Hoài cho cô về quê và hứa cách mạng thắng lợi sẽ về đón cô ấy nhưng không ngờ hai người đã mất liên lạc. Vào tết Song thập năm 1938, Bàng Đức Hoài phó tổng tư lệnh Bát Lộ quân đã lấy An Tu ở Diên An. Lúc đó, An Tu mới 20 tuổi, sau khi lấy nhau hai người không có con. Tuy sống với An Tu nhưng trong lòng Bành Đức Hoài vẫn nhớ về người vợ đầu của mình.
3. Lâm Bưu một nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong thập đại nguyên soái của Trung Quốc. Năm 1937, Lâm Bưu lấy Trương Mai một cô gái người Thiểm Bắc ở Diên An và sinh con gái là Lâm Hiểu Lâm. Sau này khi Lâm Bưu bị thương phải sang Liên Xô điều trị tình cảm hai người nhạt dần cuối cùng đã chia tay. Có lần Lâm Bưu lâm trọng bệnh nằm liệt giường, sau khi tỉnh dậy người nhìn thấy đầu tiên là nàng y tá Diệp Quần xinh đẹp người Phúc Kiến và ông đã nhận ra rằng đây chính là “một nửa của mình”.
4. Năm 1910, Lưu Bá Thừa 18 tuổi đã kết hôn với Trình Nghi Chi 16 tuổi, cùng năm đó Lưu Bá Thừa vào học tại trường sĩ quan Trùng Khánh từ đó suốt ngày bận rộn việc quân, hai người bị đứt liên lạc. Năm 1930, Lưu Bá Thừa công tác tại Thượng Hải lấy danh nghĩa là giáo sư lấy một người vợ tên Ngô Cảnh Xuân. Năm 1936 ông đã yêu và kết hôn với nữ Hồng quân 19 tuổi Uông Vinh Hoa.
5. Hạ Long người dân tộc Bạch,Tang Thực, Tương Tây. Khi còn niên thiếu, ông từng tham gia vào liên minh đoàn xe thồ. Năm lên 10 tuổi, ông lấy Từ Nguyệt Cô 17 tuổi nhưng vài năm sau Từ Nguyệt Cô qua đời. Năm 1920, cha Hạ Long bị bọn thổ phỉ giết chết, theo phong tục của gia tộc gọi là “tang hôn”, Hạ Long đã lấy một con gái trong bộ tộc tên Hướng Nguyên Cô. Sau khi tham gia khởi nghĩa Nam Xương, ông đón toàn bộ gia quyến đến Thượng Hải. Sau này Hướng Nguyên Cô rời Thượng Hải trở về quê hương và làm ni cô ở miếu Tiên Cô ở vịnh Bạch Dương.
Người vợ tiếp theo của ông là Giản Tiên Nhiệm, sinh năm 1909 tại huyện Từ Lợi tỉnh Hồ Nam trong một gia đình nhân sỹ yêu nước. Sau khi tham gia vào đội Hồng Quân do Hạ Long lãnh đạo và trở thành nữ chiến sỹ Hồng Quân đầu tiên của khu vực Tây Tô, Tương Ngạc. Tháng 9/1929, Giản Tiên Nhiệm 20 tuổi đã kết hôn với Hạ Long. Sau đó hai người đã li hôn, Giản Tiên Nhiệm được cử đi học ở Liên Xô. Trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc, Hạ Long cưới Hồ Cầm Tiên xuất thân là dân nghệ sỹ. Sau khi li hôn với Giản Tiên Nhiệm, năm 1942 Hạ Long lấy Tiết Minh kém ông 20 tuổi và sống đến cuối đời.
6. Năm 1940, Trần Nghị đã kết hôn với Trương Xuyến - người Vũ Hán 18 tuổi và sống đến đầu bạc răng long. Trương Xuyến tên thật là Trương Xuân Lan.
7. Năm La Vinh Hoàn 17 tuổi đã lấy Nhan Nguyệt Nga lớn hơn hai tuổi. Ngày 16/5/1937, chủ nhiệm chính trị sư 115 Bát Lộ quân La Vinh Hằng lúc này 35 tuổi đã lấy Lâm Nguyệt Cầm 23 tuổi cán bộ của Hồng quân. Năm 1955, Lâm Nguyệt Cầm đã được trao quân hàm đại tá và trở thành nữ đại tá duy nhất trong toàn quân.
8. Năm 1946, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Từ Hướng Tiền đã kết duyên với Hoàng Kiệt 36 tuổi, Viện trưởng Viện chăm sóc Diên An. Hoàng Kiệt từng kết hôn với Tăng Trung Sinh - một lãnh tụ quan trọng của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng không lâu sau Tăng Trung Sinh bị giết. Vì cùng chung lý tưởng cách mạng cùng chịu nỗi đau giống nhau nên Trương Kiệt và Từ Hướng Tiền đã cùng nhau kết nghĩa phu thê chung sống trọn đời.
9. Nhiếp Vinh Trăn kết hôn với người vợ cùng làm cách mạng là Trương Thụy Hoa.
10. Nghe nói Diệp Kiếm Anh có một cuộc hôn nhân khi còn trẻ nhưng không có con và bị mất liên lạc. Đầu năm 1924, Diệp Kiếm Anh đã kết hôn với Phùng Hoa - nhân viên y tế tại Quảng Châu. Tháng 11 cùng năm, bà sinh con trai Diệp Tuyển Bình, sau đó sinh tiếp con gái Diệp Sở Mai.
Năm 1927, Diệp Kiếm Anh đã lấy Tăng Hiến Thực - một nữ chiến sỹ. Năm 1937, Diệp Kiếm Anh lúc này 40 tuổi đang là tham mưu trưởng quân Bát Kỳ đã kết hôn với nữ cán bộ Nguy Củng Chi tại Diên An. Vì công việc bận rộn nên sau khi kết hôn hai người không có con.
Năm 1940, ông kết hôn với Ngô Bác - nhân viên cơ yếu Cục miền nam. Năm 1941, Ngô Bác sinh cho ông một đứa con gái đặt tên là Diệp Hướng Chân. Năm 1948, ông lại kết hôn với Lý Cương và sinh một con trai đặt tên là Diệp Tuyển Liêm và một con gái tên Diệp Văn San. Đến năm 1955, do hai người không hợp nhau nên đã li hôn. Đây cũng chính là người vợ thứ 6 được công bố chính thức của Diệp Kiếm Anh.