Sau khi Hoa hậu Hà Kiều Anh chia sẻ thông tin về gia tộc, cũng như dẫn lại lời của bà nội nói cô là "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn đã khiến nhiều người quan tâm nhưng cũng không ít ý kiến phản hồi cho rằng cô "tự xưng".Cụ thể, nhà nghiên cứu độc lập Tôn Thất Minh Khôi, hậu duệ Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 triều Nguyễn đã lên tiếng, cho rằng: Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn.Theo đó, những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là "Hoàng nữ", thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu hẳn hoi. Nghĩa là, một Công chúa triều Nguyễn phải hội tụ đủ 2 yếu tố: là một Hoàng nữ, con gái ruột của Hoàng đế và đã được cử hành lễ sách phong chính thức để nhận danh hiệu này.Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, nhà sử học nổi tiếng Lê Văn Lan cho biết, công chúa là danh xưng không phải ai cũng có thể tự nhận. Thông thường, chỉ có con vua mới được gọi là công chúa.Dưới triều Nguyễn có một phủ rất lớn là Tôn Nhơn. Đây là 1 cơ quan của triều đình phong kiến đảm nhiệm việc quản lý hoàng tộc, điều hành mọi hoạt động nội bộ hoàng tộc bằng những định chế khắt khe.Mọi thông tin về hoàng tộc như hoàng hậu, vương phi, hoàng tử, công chúa, thân vương… thậm chí kể cả việc thời gian vương phi được gọi vào “hầu hạ” vua cũng được ghi chép cẩn thận. Điều này cho thấy, nhà Nguyễn rất coi trọng các vấn đề liên quan đến hoàng tộc.Nhà Nguyễn cũng rất coi trọng các nghi lễ, trong đó các nghi lễ sách phong cho hoàng hậu, vương phi, hoàng tử, công chúa... kèm theo các sách bảo như kim sách (sách vàng), ngân sách (sách bạc), đồng sách (sách đồng), thể sách (sách lụa)…Ông Lê Thái Dũng, người viết một số sách về lịch sử, văn hóa cũng cho rằng, muốn được gọi là công chúa thì ngoài việc là con vua phải được sách phong.Ở nước ta, do những biến động thường xuyên liên tục của lịch sử, nên điển lễ (phép tắc, lễ nghi...) của những triều đại Lê Sơ trở về trước không còn thấy. Đến nay xuất hiện phổ biến là các điển lễ từ thời Lê Trung Hưng trở về sau, và hiện hữu nhiều nhất vẫn là triều Nguyễn.Đối với triều Nguyễn, thông thường con gái vua được gọi Hoàng nữ, khi được sách phong với đầy đủ nghi lễ mới trở thành công chúa kèm theo tên hiệu riêng. Những người là con vua nhưng vì lý do nào đó (ví dụ như mất sớm, phạm lỗi) chưa kịp hoặc không được sách phong thì không được gọi là công chúa.Điều này giải thích lý do một số con của Hoàng đế Bảo đại như Phương Dung, Phương Mai do hoàn cảnh lịch sử chưa được nhận nghi lễ sách phong nên chỉ được gọi hoàng nữ chứ không phải là công chúa.Đến con vua khi không được sách phong còn không được gọi là công chúa thì thế hệ cháu chắt đến mấy đời càng không thể gọi là công chúa.Tuy nhiên, ông Lê Thái Dũng cũng lưu ý thêm, trong dân gian, có một số trường hợp không phải là con đẻ của vua, nhưng được vua yêu thương ban sách phong vẫn được gọi là công chúa.Mời độc giả xem video: Giá trị thực của hoa lan đột biến. Nguồn: VTV24.
Sau khi Hoa hậu Hà Kiều Anh chia sẻ thông tin về gia tộc, cũng như dẫn lại lời của bà nội nói cô là "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn đã khiến nhiều người quan tâm nhưng cũng không ít ý kiến phản hồi cho rằng cô "tự xưng".
Cụ thể, nhà nghiên cứu độc lập Tôn Thất Minh Khôi, hậu duệ Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 triều Nguyễn đã lên tiếng, cho rằng: Hoa hậu Hà Kiều Anh không phải "công chúa" đời thứ 7 triều Nguyễn.
Theo đó, những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là "Hoàng nữ", thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu hẳn hoi.
Nghĩa là, một Công chúa triều Nguyễn phải hội tụ đủ 2 yếu tố: là một Hoàng nữ, con gái ruột của Hoàng đế và đã được cử hành lễ sách phong chính thức để nhận danh hiệu này.
Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, nhà sử học nổi tiếng Lê Văn Lan cho biết, công chúa là danh xưng không phải ai cũng có thể tự nhận. Thông thường, chỉ có con vua mới được gọi là công chúa.
Dưới triều Nguyễn có một phủ rất lớn là Tôn Nhơn. Đây là 1 cơ quan của triều đình phong kiến đảm nhiệm việc quản lý hoàng tộc, điều hành mọi hoạt động nội bộ hoàng tộc bằng những định chế khắt khe.
Mọi thông tin về hoàng tộc như hoàng hậu, vương phi, hoàng tử, công chúa, thân vương… thậm chí kể cả việc thời gian vương phi được gọi vào “hầu hạ” vua cũng được ghi chép cẩn thận. Điều này cho thấy, nhà Nguyễn rất coi trọng các vấn đề liên quan đến hoàng tộc.
Nhà Nguyễn cũng rất coi trọng các nghi lễ, trong đó các nghi lễ sách phong cho hoàng hậu, vương phi, hoàng tử, công chúa... kèm theo các sách bảo như kim sách (sách vàng), ngân sách (sách bạc), đồng sách (sách đồng), thể sách (sách lụa)…
Ông Lê Thái Dũng, người viết một số sách về lịch sử, văn hóa cũng cho rằng, muốn được gọi là công chúa thì ngoài việc là con vua phải được sách phong.
Ở nước ta, do những biến động thường xuyên liên tục của lịch sử, nên điển lễ (phép tắc, lễ nghi...) của những triều đại Lê Sơ trở về trước không còn thấy. Đến nay xuất hiện phổ biến là các điển lễ từ thời Lê Trung Hưng trở về sau, và hiện hữu nhiều nhất vẫn là triều Nguyễn.
Đối với triều Nguyễn, thông thường con gái vua được gọi Hoàng nữ, khi được sách phong với đầy đủ nghi lễ mới trở thành công chúa kèm theo tên hiệu riêng. Những người là con vua nhưng vì lý do nào đó (ví dụ như mất sớm, phạm lỗi) chưa kịp hoặc không được sách phong thì không được gọi là công chúa.
Điều này giải thích lý do một số con của Hoàng đế Bảo đại như Phương Dung, Phương Mai do hoàn cảnh lịch sử chưa được nhận nghi lễ sách phong nên chỉ được gọi hoàng nữ chứ không phải là công chúa.
Đến con vua khi không được sách phong còn không được gọi là công chúa thì thế hệ cháu chắt đến mấy đời càng không thể gọi là công chúa.
Tuy nhiên, ông Lê Thái Dũng cũng lưu ý thêm, trong dân gian, có một số trường hợp không phải là con đẻ của vua, nhưng được vua yêu thương ban sách phong vẫn được gọi là công chúa.