Trạng Lợn là biệt hiệu người đời thường dùng để nói về trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư. Ông đỗ trạng nguyên năm 1448, dưới thời vua Lê Nhân Tông của nhà Hậu Lê.Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (chưa rõ năm sinh, năm mất) có tên húy Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.Theo sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, lúc nhỏ, Nguyễn Nghiêu Tư có cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 (tháng Hợi), nên thường gọi là "cậu Lợn", sau này đỗ trạng nguyên được gọi là Trạng Lợn.Nguyễn Nghiêu Tư là người thông minh, sáng dạ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi làm thuê cho nhà giàu ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. Tại đây, ông được tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên quý mến, đón về nuôi dạy. Tranh vẽ minh hoạ: Báo Bình Phước.Trong một lần tiếp sự thần Trung Quốc, Nguyễn Nghiêu Tư đã hiến kế giúp vua đánh bại sứ thần phương Bắc trong trò chơi đánh cờ.Sau khi đỗ trạng nguyên, Nguyễn Nghiêu Tư ra làm quan, trải qua nhiều chức vụ dưới triều Hậu Lê. Chức vụ cao nhất ông từng nắm giữ là Chưởng lục bộ Thượng thư.Theo sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, trong những lần đi sứ phương Bắc, nhờ tài ứng đối hơn người, lại giúp đỡ nhà Minh lập đàn cầu được mưa chống hạn hán, Nguyễn Nghiêu Tư được hoàng đế nhà Minh phong làm trạng nguyên Bắc triều. Cùng với Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo, ông là một trong 4 lưỡng quốc trạng nguyên của nước ta. Tranh minh hoạ: Báo Bình Phước.Theo báo Bắc Ninh, hàng năm, cứ đến ngày 5/8 Âm lịch (ngày mất của Nguyễn Nghiêu Tư), nhân dận lại tổ chức tế lễ để tưởng nhớ và tôn vinh những đóng góp của Trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư.
Trạng Lợn là biệt hiệu người đời thường dùng để nói về trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư. Ông đỗ trạng nguyên năm 1448, dưới thời vua Lê Nhân Tông của nhà Hậu Lê.
Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (chưa rõ năm sinh, năm mất) có tên húy Nguyễn Trư, hiệu là Tùng Khê, người thôn Hiền Lương, xã Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Theo sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, lúc nhỏ, Nguyễn Nghiêu Tư có cha làm nghề thịt lợn, lại đẻ vào tháng 10 (tháng Hợi), nên thường gọi là "cậu Lợn", sau này đỗ trạng nguyên được gọi là Trạng Lợn.
Nguyễn Nghiêu Tư là người thông minh, sáng dạ, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải đi làm thuê cho nhà giàu ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. Tại đây, ông được tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên quý mến, đón về nuôi dạy. Tranh vẽ minh hoạ: Báo Bình Phước.
Trong một lần tiếp sự thần Trung Quốc, Nguyễn Nghiêu Tư đã hiến kế giúp vua đánh bại sứ thần phương Bắc trong trò chơi đánh cờ.
Sau khi đỗ trạng nguyên, Nguyễn Nghiêu Tư ra làm quan, trải qua nhiều chức vụ dưới triều Hậu Lê. Chức vụ cao nhất ông từng nắm giữ là Chưởng lục bộ Thượng thư.
Theo sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, trong những lần đi sứ phương Bắc, nhờ tài ứng đối hơn người, lại giúp đỡ nhà Minh lập đàn cầu được mưa chống hạn hán, Nguyễn Nghiêu Tư được hoàng đế nhà Minh phong làm trạng nguyên Bắc triều. Cùng với Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo, ông là một trong 4 lưỡng quốc trạng nguyên của nước ta. Tranh minh hoạ: Báo Bình Phước.
Theo báo Bắc Ninh, hàng năm, cứ đến ngày 5/8 Âm lịch (ngày mất của Nguyễn Nghiêu Tư), nhân dận lại tổ chức tế lễ để tưởng nhớ và tôn vinh những đóng góp của Trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư.