Là một lãnh tụ quân sự và chính trị nổi tiếng thế giới, Julius Caesar (100 trước Công nguyên - 44 trước Công nguyên) được giới sử gia đánh giá là có nhiều ảnh hưởng lớn đến La Mã hơn bất cứ hoàng đế nào. Ông được ca ngợi là " chúa tể" đế chế La Mã.Điều này xuất phát từ việc "chúa tể" Julius Caesar có sự nghiệp quân sự thành công. Ông tham gia nhiều trận đánh lớn và giành được nhiều thắng lợi dù thỉnh thoảng nếm mùi thất bại.Dù vậy, tài cầm quân đánh trận của Julius Caesar được giới chuyên gia xếp vào danh sách những đại tướng vĩ đại nhất của thế giới.Là một vị tướng tài năng, có kỷ luật và luôn khen thưởng cấp dưới kịp thời, Julius Caesar được binh sĩ La Mã nể trọng và luôn phục tùng mọi mệnh lệnh của ông.Với sự nghiệp quân sự thành công, Julius Caesar bước sang làm chính trị. Vào năm 63 trước Công nguyên, ông tham gia tranh cử và từng bước trở thành quan chấp chính tối cao của La Mã.Là người đứng đầu bộ máy chính quyền La Mã, Julius Caesar cho thực hiện nhiều chính sách và cải cách quan trọng về kinh tế, văn hóa... Nhờ vậy, La Mã có sự phát triển nhanh chóng.Danh tiếng của Julius Caesar ngày càng tăng cũng là lúc ông và giới quý tộc có sự tranh chấp càng lớn.Vào ngày 15/3 năm 44 trước Công nguyên, Caesar bị ám sát tại Viện nguyên lão Pompey. Khi đang ngồi trên ghế chủ trì cuộc họp hội đồng nghị sĩ La Mã, 60 thượng nghị sĩ La Mã tự nhận là Liberators (phe tự do) do Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus cầm đầu dùng dao đâm chết Caesar.Theo đó, Caesar bị đâm 23 nhát dao vào cơ thể dẫn đến tử vong. "Chúa tể" đế chế La Mã khi ấy 56 tuổi.Nhiều kẻ ám sát ông sau đó bị Viện nguyên lão Pompey bắt giữ và xử tử. Một số kẻ dùng chính con dao đâm chết Caesar để tự sát vì sợ bị trừng phạt. Mời độc giả xem video: Mafia xả 155 phát đạn ám sát cảnh sát. Nguồn: THĐT1.
Là một lãnh tụ quân sự và chính trị nổi tiếng thế giới, Julius Caesar (100 trước Công nguyên - 44 trước Công nguyên) được giới sử gia đánh giá là có nhiều ảnh hưởng lớn đến La Mã hơn bất cứ hoàng đế nào. Ông được ca ngợi là " chúa tể" đế chế La Mã.
Điều này xuất phát từ việc "chúa tể" Julius Caesar có sự nghiệp quân sự thành công. Ông tham gia nhiều trận đánh lớn và giành được nhiều thắng lợi dù thỉnh thoảng nếm mùi thất bại.
Dù vậy, tài cầm quân đánh trận của Julius Caesar được giới chuyên gia xếp vào danh sách những đại tướng vĩ đại nhất của thế giới.
Là một vị tướng tài năng, có kỷ luật và luôn khen thưởng cấp dưới kịp thời, Julius Caesar được binh sĩ La Mã nể trọng và luôn phục tùng mọi mệnh lệnh của ông.
Với sự nghiệp quân sự thành công, Julius Caesar bước sang làm chính trị. Vào năm 63 trước Công nguyên, ông tham gia tranh cử và từng bước trở thành quan chấp chính tối cao của La Mã.
Là người đứng đầu bộ máy chính quyền La Mã, Julius Caesar cho thực hiện nhiều chính sách và cải cách quan trọng về kinh tế, văn hóa... Nhờ vậy, La Mã có sự phát triển nhanh chóng.
Danh tiếng của Julius Caesar ngày càng tăng cũng là lúc ông và giới quý tộc có sự tranh chấp càng lớn.
Vào ngày 15/3 năm 44 trước Công nguyên, Caesar bị ám sát tại Viện nguyên lão Pompey. Khi đang ngồi trên ghế chủ trì cuộc họp hội đồng nghị sĩ La Mã, 60 thượng nghị sĩ La Mã tự nhận là Liberators (phe tự do) do Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus cầm đầu dùng dao đâm chết Caesar.
Theo đó, Caesar bị đâm 23 nhát dao vào cơ thể dẫn đến tử vong. "Chúa tể" đế chế La Mã khi ấy 56 tuổi.
Nhiều kẻ ám sát ông sau đó bị Viện nguyên lão Pompey bắt giữ và xử tử. Một số kẻ dùng chính con dao đâm chết Caesar để tự sát vì sợ bị trừng phạt.
Mời độc giả xem video: Mafia xả 155 phát đạn ám sát cảnh sát. Nguồn: THĐT1.