Trần Thiếu Đế là vua cuối cùng của triều Trần. Ông sinh năm 1396, đến năm 1398 được đưa lên làm vua. Chỉ 2 năm sau, Trần Thiếu Đế bị chính ông ngoại mình là Hồ Quý Ly bắt phải nhường ngôi báu. Triều Trần kết thúc, nhà Hồ bắt đầu.Trần Thiếu Đế (1396-?) tên húy là Trần An. Ông là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh Hoàng Hậu - người vốn là con gái lớn của Hồ Quý Ly.Dù bị phế, vì là cháu ngoại của Hồ Quý Ly, vua Trần này giữ được tính mạng của mình. Ông bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Số phận về sau của ông không còn được sử sách chép lại.Sau khi giành ngôi từ nhà Trần năm 1400, nhà Hồ tồn tại đến năm 1407 thì bị nhà Minh đánh bại. Triều đại này chỉ tồn tại 7 năm, trải quan 2 triều vua trị vì (Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương). Đây chính là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Vốn xuất thân từ Thanh Hóa, ngay từ khi còn nắm quyền hành lớn dưới thời Trần, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Sau này, Hồ Quý Ly chuyển kinh đô nhà Hồ về tại chính quê hương ông. Hiện nay, ở Vĩnh Lộc, di tích thành nhà Hồ vẫn còn, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa.Giành được ngôi báu nhưng nhà Hồ phải đối mặt nguy cơ bị quân Minh xâm lược. Để đối phó, Hồ Quý Ly cho xây dựng phòng tuyến phòng thủ dài hàng trăm km ở biên giới phía Bắc. Sau thất bại ở thành Đa Bang (Hà Tây cũ), quân nhà Hồ nhanh chóng tan rã.Sau trận thua ở Đa Bang, quân nhà Hồ nhanh chóng tan rã, cha con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì bị quân Minh bắt được, đem giải về Trung Quốc rồi qua đời ở xứ người.Khi cha con Hồ Quý Ly chạy đến Lỗi Giang (sông Mã - Thanh Hóa), quân Minh đuổi kịp. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu: “Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn". Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo cho đến khi bắt được cha con Hồ Quý Ly ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cuộc chiến sông Như Nguyệt qua thước phim 'Việt sử kiêu hùng' - phần 1 Bằng phương pháp diễn họa, nhóm bạn trẻ "Việt sử kiêu hùng" dựng những thước phim hấp dẫn, tái hiện cuộc chiến sông Như Nguyệt và hình tượng anh hùng Lý Thường Kiệt.
Trần Thiếu Đế là vua cuối cùng của triều Trần. Ông sinh năm 1396, đến năm 1398 được đưa lên làm vua. Chỉ 2 năm sau, Trần Thiếu Đế bị chính ông ngoại mình là Hồ Quý Ly bắt phải nhường ngôi báu. Triều Trần kết thúc, nhà Hồ bắt đầu.
Trần Thiếu Đế (1396-?) tên húy là Trần An. Ông là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh Hoàng Hậu - người vốn là con gái lớn của Hồ Quý Ly.
Dù bị phế, vì là cháu ngoại của Hồ Quý Ly, vua Trần này giữ được tính mạng của mình. Ông bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Số phận về sau của ông không còn được sử sách chép lại.
Sau khi giành ngôi từ nhà Trần năm 1400, nhà Hồ tồn tại đến năm 1407 thì bị nhà Minh đánh bại. Triều đại này chỉ tồn tại 7 năm, trải quan 2 triều vua trị vì (Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương). Đây chính là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Vốn xuất thân từ Thanh Hóa, ngay từ khi còn nắm quyền hành lớn dưới thời Trần, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Sau này, Hồ Quý Ly chuyển kinh đô nhà Hồ về tại chính quê hương ông. Hiện nay, ở Vĩnh Lộc, di tích thành nhà Hồ vẫn còn, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa.
Giành được ngôi báu nhưng nhà Hồ phải đối mặt nguy cơ bị quân Minh xâm lược. Để đối phó, Hồ Quý Ly cho xây dựng phòng tuyến phòng thủ dài hàng trăm km ở biên giới phía Bắc. Sau thất bại ở thành Đa Bang (Hà Tây cũ), quân nhà Hồ nhanh chóng tan rã.
Sau trận thua ở Đa Bang, quân nhà Hồ nhanh chóng tan rã, cha con Hồ Quý Ly chạy đến vùng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thì bị quân Minh bắt được, đem giải về Trung Quốc rồi qua đời ở xứ người.
Khi cha con Hồ Quý Ly chạy đến Lỗi Giang (sông Mã - Thanh Hóa), quân Minh đuổi kịp. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu: “Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn". Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo cho đến khi bắt được cha con Hồ Quý Ly ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Cuộc chiến sông Như Nguyệt qua thước phim 'Việt sử kiêu hùng' - phần 1 Bằng phương pháp diễn họa, nhóm bạn trẻ "Việt sử kiêu hùng" dựng những thước phim hấp dẫn, tái hiện cuộc chiến sông Như Nguyệt và hình tượng anh hùng Lý Thường Kiệt.