1. Các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa Kennedy với Nixon giúp Kennedy giành chiến thắng. Bốn cuộc tranh luận trên truyền hình là sáng tạo tuyệt vời trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1960. Sự xuất hiện của Thượng nghị sĩ Kennedy trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ nhất vào ngày 26/9 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các cử tri. Trong khi đó, Phó Tổng thống Richard Nixon lại nổi trội hơn hẳn đối thủ trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ 3, đặc biệt là vòng cuối cùng về chính sách đối ngoại. Đây là một thế mạnh của ứng cử viên Nixon. Trong khi các cuộc thăm dò bỏ phiếu năm 1960 ít phổ biến hơn so với hiện nay thì Gallup vẫn có đủ dữ liệu cho thấy hai ứng cử viên Kennedy và Nixon bám đuổi nhau sát sao. Từ trung tuần tháng 8/1960, số lượng cử tri ủng hộ các ứng cử viên có sự biến động theo thời điểm trrước và sau khi diễn ra các cuộc tranh luận. Trong những ngày cuối cuộc vận động chạy đua giành chức Tổng thống Mỹ, Tổng thống Dwight Eisenhower đã tham gia cuộc vận động của ứng cử viên Nixon. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử cho thấy thượng nghị sĩ Kennedy giành chiến thắng với tỷ lệ chênh lệch cực nhỏ 49,72%, số phiếu ủng hộ của cử tri dành cho ứng cử viên Nixon là 49,55%.
2. J.F. Kennedy là Tổng thống đấu tranh vì tự do nổi tiếng thế giới. Cho đến ngày nay, Tổng thống Kennedy được mọi người biết đến là một trong những ông chủ Nhà Trắng đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân. Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo thận trọng, bảo thủ trong vấn đề chi tiêu và thâm hụt ngân sách... Kennedy là thành viên Đảng Dân Chủ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, Kennedy đã được Tổng thống Reagan và các thành viên đảng Cộng hòa có tư tưởng diều hâu cho lời khuyên nên tận dụng mọi cơ hội để củng cố cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Khi đó, Kennedy đã rất do dự và thiếu quyết tâm để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, ông đã đạt được điểm nhấn trong sự nghiệp chính trị khi giành thắng lợi về vấn đề quyền bình đẳng vào tháng 6/1963.
3. Kennedy góp phần giúp người Mỹ đặt chân lên mặt trăng. Tổng thống Kennedy đã thực sự muốn gửi phi hành gia lên sao Hỏa nhưng kế hoạch đã bị loại bỏ vì tính phi thực tế. "Tại sao chúng ta không thực hiện kế hoạch đưa một người lên mặt trăng?", người phụ trách NASA James Webb phát biểu hồi tháng 9/1963.
Khi đó, Kennedy đã tiếp cận Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev để bàn bạc về việc kết thúc cuộc chạy đua trong lĩnh vực không gian giữa các siêu cường và thiết lập quan hệ đối tác Xô-Mỹ trong một cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Thủ tướng Khrushchev có phản ứng tốt trước lời đề nghị của Tổng thống Kennedy và ông chủ Nhà Trắng đã đề cập đến kế hoạch đó trong bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc trước khi bị ám sát năm 1963. Ông đã yêu cầu NASA thực thi điều này và trên thực tế, phi hành gia Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng trong nhiệm kỳ Tổng thống kế tiếp. 4. Sau vụ ám sát, Lyndon Johnson nhắc đến cố Tổng thống Kennedy trong các chương trình nghị sự. Johnson đã sử dụng sự tưởng nhớ của mọi người về cố Tổng thống Kennedy và trích dẫn lời của ông chủ Nhà Trắng quá cố trong hơn 500 bài phát biểu công khai, báo cáo và các cuộc họp báo, nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào ngoại trừ Bill Clinton. Bill Clinton cũng đã cố gắng làm điều đó trong chương trình nghị sự để đạt được sự đồng thuận của Quốc hội.
Trước khi bị ám sát ở Dallas, phụ tá Walter Heller đã gặp Tổng thống Kennedy và đề xuất thực hiện một chương trình chống đói nghèo. Kennedy đã ký vào kế hoạch đó và chỉ cho phép thực hiện thí điểm tại một số thành phố. Ông không muốn chi tiêu ngân sách ở mức quá lớn, nguồn ngân sách chi cho các khoản trợ cấp, phúc lợi xã hội vượt quá khuôn khổ. Sau khi cố Tổng thống Kennedy bị ám sát, Heller đã đến gặp Johnson để thảo luận về vấn đề trên. Khi đó, Johnson rất thích kế hoạch và ngay lập tức cho triển khai dự án, với nội dung như sau: "Đó là chương trình của một người... Kế hoạch này sẽ được ưu tiên ở mức độ cao nhất. Hãy thúc đẩy kế hoạch đó một cách toàn diện". 5. Năm mươi năm sau, chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ về vụ ám sát Tổng thống Kennedy? Nửa thế kỷ sau khi xảy ra vụ ám sát, chúng ta vẫn chưa biết hết mọi bí mật về sự kiện kinh hoàng ấy bởi nhiều tài liệu của chính phủ được phân loại và đặt trong vòng bí mật. Theo ước tính, khoảng 1.171 tài liệu của CIA chưa được công bố liên quan đến sự kiện ám sát Tổng thống Mỹ vào ngày 22/11/1963. Thậm chí, một số cơ quan, tổ chức còn nhận định số hồ sơ, tài liệu mật liên quan đến vụ việc này của CIA có thể lên đến con số hơn 1 triệu. Không ai có thể đóng cuốn sách về chủ đề này mà không cần kiểm tra chúng.Năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush ra quyết định tất cả những tài liệu về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy sẽ được công bố vào ngày 26/10/2017. Do vậy, những Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp sẽ phải làm theo yêu cầu của CIA hay bất cứ cơ quan nào phù hợp với quy định trên hoặc từ chối không công bố tài liệu mật về vụ ám sát hoặc biên tập lại nó sau năm 2017. Ngược lại, Tổng thống Mỹ chỉ có thể công bố tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát nếu như nó gây ảnh hưởng đến quân sự, quốc phòng, hoạt động tình báo hay quan hệ đối ngoại… Ngoài ra, những công nghệ mới được áp dụng trong việc kiểm tra các bằng chứng còn sót lại từ hiện trường ám sát ở Dallas có thể đem đến những cái nhìn và kết luận mới. Gần đây, một nhóm nghiên cứu đã phân tích âm thanh một bản ghi âm của cảnh sát Dallas từ ngày 22/11/1963 và cho ra những kết quả bất ngờ. Theo đó, họ cho rằng có tới 2 tay súng ở Dealey Plaza khi vụ ám sát xảy ra. Trước khi bị ám sát 1 tháng, Tổng thống Kennedy từng phát biểu: "Khoa học là phương tiện hiệu quả nhất mà con người dùng để khám phá tri thức". Do đó, các phương pháp khoa học có thể là hy vọng tốt nhất của chúng ta để tìm ra câu trả lời cho bí ẩn về ngày khủng khiếp ở Dallas - ngày 22/11/1963.
1. Các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa Kennedy với Nixon giúp Kennedy giành chiến thắng. Bốn cuộc tranh luận trên truyền hình là sáng tạo tuyệt vời trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1960. Sự xuất hiện của Thượng nghị sĩ Kennedy trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ nhất vào ngày 26/9 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các cử tri. Trong khi đó, Phó Tổng thống Richard Nixon lại nổi trội hơn hẳn đối thủ trong cuộc tranh luận trên truyền hình lần thứ 3, đặc biệt là vòng cuối cùng về chính sách đối ngoại. Đây là một thế mạnh của ứng cử viên Nixon.
Trong khi các cuộc thăm dò bỏ phiếu năm 1960 ít phổ biến hơn so với hiện nay thì Gallup vẫn có đủ dữ liệu cho thấy hai ứng cử viên Kennedy và Nixon bám đuổi nhau sát sao. Từ trung tuần tháng 8/1960, số lượng cử tri ủng hộ các ứng cử viên có sự biến động theo thời điểm trrước và sau khi diễn ra các cuộc tranh luận.
Trong những ngày cuối cuộc vận động chạy đua giành chức Tổng thống Mỹ, Tổng thống Dwight Eisenhower đã tham gia cuộc vận động của ứng cử viên Nixon. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử cho thấy thượng nghị sĩ Kennedy giành chiến thắng với tỷ lệ chênh lệch cực nhỏ 49,72%, số phiếu ủng hộ của cử tri dành cho ứng cử viên Nixon là 49,55%.
2. J.F. Kennedy là Tổng thống đấu tranh vì tự do nổi tiếng thế giới. Cho đến ngày nay, Tổng thống Kennedy được mọi người biết đến là một trong những ông chủ Nhà Trắng đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân. Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo thận trọng, bảo thủ trong vấn đề chi tiêu và thâm hụt ngân sách...
Kennedy là thành viên Đảng Dân Chủ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, Kennedy đã được Tổng thống Reagan và các thành viên đảng Cộng hòa có tư tưởng diều hâu cho lời khuyên nên tận dụng mọi cơ hội để củng cố cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Khi đó, Kennedy đã rất do dự và thiếu quyết tâm để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, ông đã đạt được điểm nhấn trong sự nghiệp chính trị khi giành thắng lợi về vấn đề quyền bình đẳng vào tháng 6/1963.
3. Kennedy góp phần giúp người Mỹ đặt chân lên mặt trăng. Tổng thống Kennedy đã thực sự muốn gửi phi hành gia lên sao Hỏa nhưng kế hoạch đã bị loại bỏ vì tính phi thực tế. "Tại sao chúng ta không thực hiện kế hoạch đưa một người lên mặt trăng?", người phụ trách NASA James Webb phát biểu hồi tháng 9/1963.
Khi đó, Kennedy đã tiếp cận Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev để bàn bạc về việc kết thúc cuộc chạy đua trong lĩnh vực không gian giữa các siêu cường và thiết lập quan hệ đối tác Xô-Mỹ trong một cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Thủ tướng Khrushchev có phản ứng tốt trước lời đề nghị của Tổng thống Kennedy và ông chủ Nhà Trắng đã đề cập đến kế hoạch đó trong bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc trước khi bị ám sát năm 1963. Ông đã yêu cầu NASA thực thi điều này và trên thực tế, phi hành gia Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng trong nhiệm kỳ Tổng thống kế tiếp.
4. Sau vụ ám sát, Lyndon Johnson nhắc đến cố Tổng thống Kennedy trong các chương trình nghị sự. Johnson đã sử dụng sự tưởng nhớ của mọi người về cố Tổng thống Kennedy và trích dẫn lời của ông chủ Nhà Trắng quá cố trong hơn 500 bài phát biểu công khai, báo cáo và các cuộc họp báo, nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào ngoại trừ Bill Clinton. Bill Clinton cũng đã cố gắng làm điều đó trong chương trình nghị sự để đạt được sự đồng thuận của Quốc hội.
Trước khi bị ám sát ở Dallas, phụ tá Walter Heller đã gặp Tổng thống Kennedy và đề xuất thực hiện một chương trình chống đói nghèo. Kennedy đã ký vào kế hoạch đó và chỉ cho phép thực hiện thí điểm tại một số thành phố. Ông không muốn chi tiêu ngân sách ở mức quá lớn, nguồn ngân sách chi cho các khoản trợ cấp, phúc lợi xã hội vượt quá khuôn khổ.
Sau khi cố Tổng thống Kennedy bị ám sát, Heller đã đến gặp Johnson để thảo luận về vấn đề trên. Khi đó, Johnson rất thích kế hoạch và ngay lập tức cho triển khai dự án, với nội dung như sau: "Đó là chương trình của một người... Kế hoạch này sẽ được ưu tiên ở mức độ cao nhất. Hãy thúc đẩy kế hoạch đó một cách toàn diện".
5. Năm mươi năm sau, chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ về vụ ám sát Tổng thống Kennedy? Nửa thế kỷ sau khi xảy ra vụ ám sát, chúng ta vẫn chưa biết hết mọi bí mật về sự kiện kinh hoàng ấy bởi nhiều tài liệu của chính phủ được phân loại và đặt trong vòng bí mật. Theo ước tính, khoảng 1.171 tài liệu của CIA chưa được công bố liên quan đến sự kiện ám sát Tổng thống Mỹ vào ngày 22/11/1963. Thậm chí, một số cơ quan, tổ chức còn nhận định số hồ sơ, tài liệu mật liên quan đến vụ việc này của CIA có thể lên đến con số hơn 1 triệu. Không ai có thể đóng cuốn sách về chủ đề này mà không cần kiểm tra chúng.
Năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush ra quyết định tất cả những tài liệu về vụ ám sát cố Tổng thống Kennedy sẽ được công bố vào ngày 26/10/2017. Do vậy, những Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp sẽ phải làm theo yêu cầu của CIA hay bất cứ cơ quan nào phù hợp với quy định trên hoặc từ chối không công bố tài liệu mật về vụ ám sát hoặc biên tập lại nó sau năm 2017. Ngược lại, Tổng thống Mỹ chỉ có thể công bố tài liệu mật liên quan đến vụ ám sát nếu như nó gây ảnh hưởng đến quân sự, quốc phòng, hoạt động tình báo hay quan hệ đối ngoại…
Ngoài ra, những công nghệ mới được áp dụng trong việc kiểm tra các bằng chứng còn sót lại từ hiện trường ám sát ở Dallas có thể đem đến những cái nhìn và kết luận mới. Gần đây, một nhóm nghiên cứu đã phân tích âm thanh một bản ghi âm của cảnh sát Dallas từ ngày 22/11/1963 và cho ra những kết quả bất ngờ. Theo đó, họ cho rằng có tới 2 tay súng ở Dealey Plaza khi vụ ám sát xảy ra.
Trước khi bị ám sát 1 tháng, Tổng thống Kennedy từng phát biểu: "Khoa học là phương tiện hiệu quả nhất mà con người dùng để khám phá tri thức". Do đó, các phương pháp khoa học có thể là hy vọng tốt nhất của chúng ta để tìm ra câu trả lời cho bí ẩn về ngày khủng khiếp ở Dallas - ngày 22/11/1963.