Bác sĩ McClelland là một trong hai bác sĩ vẫn còn sống khi tham gia ca phẫu thuật cấp cứu Tổng thống Kennedy sau khi ông bị bắn trọng thương trong vụ ám sát ở Dallas vào ngày 22/11/1963. Trong ảnh là vợ chồng Tổng thống Kennedy ở Dallas ngày 22/11/1963.
"Thật đáng sợ khi nhìn thấy Tổng thống Kennedy nằm trên bàn phẫu thuật với ánh sáng đèn mổ chiếu xuống phần đầu đầy máu của ông chủ Nhà Trắng đáng kính. Tôi vẫn có nhớ như in sự việc kinh hoàng diễn ra ngày hôm đó. Mọi chuyện tựa như mới chỉ xảy ra trong ngày hôm nay vậy. Khuôn mặt của Tổng thống Kennedy chuyển sang màu xám, đôi mắt mở và phần đầu bê bết máu. Tôi còn không có thời gian để đeo găng tay hay cọ sạch tay trước khi làm phẫu thuật”, bác sĩ McClelland hiện 84 tuổi xúc động nhớ lại. Ảnh: Tổng thống Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jackie nở nụ cười rạng rỡ khi ngồi chung xe với vợ chồng Thống đốc bang Texas John Connally trước khi bị ám sát.
Ông đã “phóng như bay” đến phòng Chấn thương 1 thuộc Bệnh viện Parkland Memorial ở Dallas sau khi nhận được hung tin về việc đoàn xe hộ tống của Tổng thống Kennedy bị tấn công. Vị bác sĩ này nhớ lại cảnh tượng ông đi qua đám đông các sĩ quan cảnh sát, nhân viên mật vụ và nhân viên an ninh bệnh viện cũng như nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Jackie đang ngồi trên băng ghế chờ ngoài phòng mổ. Khi đó, chiếc áo khoác mang thương hiệu thời trang Chanel mà đệ nhất phu nhân Kennedy đang mặc thấm đầy máu chồng. Bác sĩ McClelland và Kenneth Salyer - những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phẫu thuật hộp sọ mặt hàng đầu thế giới đã cùng một bác sĩ phẫu thuật khác tiến hành cuộc phẫu thuật nhằm cứu sống Tổng thống Kennedy. Trong cuốn tự truyện mới được phát hành “A Life That Matters”, bác sĩ Salyer cho biết, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các nhân viên y tế khi đó là cắm một ống vào cổ họng và phổi của Tổng thống Kennedy để ông chủ Nhà Trắng có thể thở. Bác sĩ Salyer xúc động nhớ lại: "Toàn bộ hộp sọ phía bên phải của Tổng thống bị tổn thương nghiêm trọng. Phần còn lại của não bộ xuất hiện một lỗ hổng do trúng đạn. Nhóm các bác sĩ phẫu thuật đã không thành công trong việc cắm một ống xuống thông qua mũi của Tổng thống. Vì vậy, chúng tôi tập trung chữa trị vết thương do đạn ghim vào cổ của ngài Tổng thống. Thông qua việc đó, cuối cùng chúng tôi đã có thể chèn một ống thở vào phổi của ông...
...Dù không ai trong số chúng tôi nói gì về việc phẫu thuật nhưng mỗi thành viên trong nhóm phẫu thuật đều biết rằng, những hành động nhằm cố giữ tính mạng của Tổng thống Kennedy dường như là vô vọng. Vết thương nghiêm trọng của ông chủ Nhà Trắng ở cổ gần như dẫn đến tử vong. Mặc dù não bộ của Tổng thống Kennedy bị tổn thương nghiêm trọng nhưng trái tim ông vẫn còn đập. Cơ thể của ông tiếp tục có phản xạ và ông vẫn thở. Vì vậy, chúng tôi thực hiện tất cả những thủ thuật phẫu thuật có thể để cứu sống Tổng thống Kennedy”. Bác sĩ Salyer còn tiết lộ thêm rằng, ông đã nhìn thấy những vết thương trên cơ thể Tổng thống. Đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy lòng dũng cảm của ông chủ Nhà Trắng khi còn là phi công phục vụ trong quân đội Mỹ hồi Chiến tranh thế giới II và thời gian sau đó.
"Chúng tôi bắt đầu cắt bỏ quần áo của Tổng thống Kennedy. Tôi vẫn còn nhớ bản thân đã vô cùng kinh ngạc khi tận mắt trông thấy kích thước những vết thương xung quanh ngực và bụng của ông chủ Nhà Trắng. Dù tôi biết ngài Tổng thống đã bị chấn thương ở lưng trong thời gian phục vụ trong quân đội hồi Chiến tranh thế giới II nhưng tôi không ngờ là những vết thương này lớn hơn những gì mình đã hình dung”, bác sĩ Salyer chia sẻ. Trong thời gian các bác sĩ cố gắng cứu chữa cho Tổng thống Kennedy, Đệ nhất phu nhân Jackie đi lại trước cửa phòng phẫu thuật và khuôn mặt bà biểu lộ rõ vẻ đau buồn. Đến 1h chiều ngày hôm đó, Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Kemp Clark thông báo với mọi người tin buồn: “Tổng thống Kennedy đã qua đời”. Trong phòng phẫu thuật, bác sĩ Salyer cùng Đệ nhất phu nhân Jackie và linh mục đứng ở phía đầu bàn mổ, nơi đặt thi thể Tổng thống Kennedy. "Khi tôi đứng cạnh bàn phẫu thuật, Đệ nhất phu nhân Kennedy tiến dần tới đó. Tôi vẫn còn nhớ như in việc bà ấy nhìn vào mắt tôi và dường như muốn nói bà vẫn ổn. Tôi gật đầu và dõi theo bà tiến gần đến chỗ Tổng thống Kennedy. Bà tiến về phía cánh tay trái của ngài Tổng thống rồi tháo chiếc nhẫn cưới trên tay phu quân. Sau đó, bà đeo nó lên tay mình và nắm lấy tay chồng nói lời tạm biệt... ... Một lát sau, vài người đàn ông bước vào phòng phẫu thuật với chiếc quan tài bằng gỗ. Kế đến, họ đặt thi hài Tổng thống Kennedy vào bên trong và mang đi. Khi chứng kiến cảnh đó, Đệ nhất phu nhân Kennedy không hề khóc hay có những hành động kích động thái quá. Bà đứng ở đó rất trang nghiêm, yên lặng và chậm rãi tiến về phía linh cữu chồng...... Bà đứng trước thi hài Tổng thống Kennedy một lát rồi nhẹ nhàng hôn lên chân chồng. Sau đó, bà lặng lẽ rời khỏi nơi ấy. Đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Kennedy", bác sĩ McClelland xúc động thuật lại mọi chuyện. Chiếc áo dính máu của Tổng thống Kennedy mà bác sĩ McClelland đã mặc khi tiến hành phẫu thuật được ông lưu giữ, bảo quản cho đến tận ngày nay. Đó là vật chứng giúp ông nhớ đến ngày định mệnh ấy. Cũng trong ngày hôm đó, Thống đốc bang Texas John Connally là người ngồi trong chiếc Limousine cùng ông chủ Nhà Trắng ở Dallas. Ông đã ngã mạnh xuống sàn sau khi trúng một viên đạn nhưng may mắn thoát chết.
Bác sĩ McClelland là một trong hai bác sĩ vẫn còn sống khi tham gia ca phẫu thuật cấp cứu Tổng thống Kennedy sau khi ông bị bắn trọng thương trong vụ ám sát ở Dallas vào ngày 22/11/1963. Trong ảnh là vợ chồng Tổng thống Kennedy ở Dallas ngày 22/11/1963.
"Thật đáng sợ khi nhìn thấy Tổng thống Kennedy nằm trên bàn phẫu thuật với ánh sáng đèn mổ chiếu xuống phần đầu đầy máu của ông chủ Nhà Trắng đáng kính. Tôi vẫn có nhớ như in sự việc kinh hoàng diễn ra ngày hôm đó. Mọi chuyện tựa như mới chỉ xảy ra trong ngày hôm nay vậy. Khuôn mặt của Tổng thống Kennedy chuyển sang màu xám, đôi mắt mở và phần đầu bê bết máu. Tôi còn không có thời gian để đeo găng tay hay cọ sạch tay trước khi làm phẫu thuật”, bác sĩ McClelland hiện 84 tuổi xúc động nhớ lại. Ảnh: Tổng thống Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jackie nở nụ cười rạng rỡ khi ngồi chung xe với vợ chồng Thống đốc bang Texas John Connally trước khi bị ám sát.
Ông đã “phóng như bay” đến phòng Chấn thương 1 thuộc Bệnh viện Parkland Memorial ở Dallas sau khi nhận được hung tin về việc đoàn xe hộ tống của Tổng thống Kennedy bị tấn công. Vị bác sĩ này nhớ lại cảnh tượng ông đi qua đám đông các sĩ quan cảnh sát, nhân viên mật vụ và nhân viên an ninh bệnh viện cũng như nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Jackie đang ngồi trên băng ghế chờ ngoài phòng mổ. Khi đó, chiếc áo khoác mang thương hiệu thời trang Chanel mà đệ nhất phu nhân Kennedy đang mặc thấm đầy máu chồng.
Bác sĩ McClelland và Kenneth Salyer - những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phẫu thuật hộp sọ mặt hàng đầu thế giới đã cùng một bác sĩ phẫu thuật khác tiến hành cuộc phẫu thuật nhằm cứu sống Tổng thống Kennedy. Trong cuốn tự truyện mới được phát hành “A Life That Matters”, bác sĩ Salyer cho biết, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các nhân viên y tế khi đó là cắm một ống vào cổ họng và phổi của Tổng thống Kennedy để ông chủ Nhà Trắng có thể thở.
Bác sĩ Salyer xúc động nhớ lại: "Toàn bộ hộp sọ phía bên phải của Tổng thống bị tổn thương nghiêm trọng. Phần còn lại của não bộ xuất hiện một lỗ hổng do trúng đạn. Nhóm các bác sĩ phẫu thuật đã không thành công trong việc cắm một ống xuống thông qua mũi của Tổng thống. Vì vậy, chúng tôi tập trung chữa trị vết thương do đạn ghim vào cổ của ngài Tổng thống. Thông qua việc đó, cuối cùng chúng tôi đã có thể chèn một ống thở vào phổi của ông...
...Dù không ai trong số chúng tôi nói gì về việc phẫu thuật nhưng mỗi thành viên trong nhóm phẫu thuật đều biết rằng, những hành động nhằm cố giữ tính mạng của Tổng thống Kennedy dường như là vô vọng. Vết thương nghiêm trọng của ông chủ Nhà Trắng ở cổ gần như dẫn đến tử vong. Mặc dù não bộ của Tổng thống Kennedy bị tổn thương nghiêm trọng nhưng trái tim ông vẫn còn đập. Cơ thể của ông tiếp tục có phản xạ và ông vẫn thở. Vì vậy, chúng tôi thực hiện tất cả những thủ thuật phẫu thuật có thể để cứu sống Tổng thống Kennedy”.
Bác sĩ Salyer còn tiết lộ thêm rằng, ông đã nhìn thấy những vết thương trên cơ thể Tổng thống. Đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy lòng dũng cảm của ông chủ Nhà Trắng khi còn là phi công phục vụ trong quân đội Mỹ hồi Chiến tranh thế giới II và thời gian sau đó.
"Chúng tôi bắt đầu cắt bỏ quần áo của Tổng thống Kennedy. Tôi vẫn còn nhớ bản thân đã vô cùng kinh ngạc khi tận mắt trông thấy kích thước những vết thương xung quanh ngực và bụng của ông chủ Nhà Trắng. Dù tôi biết ngài Tổng thống đã bị chấn thương ở lưng trong thời gian phục vụ trong quân đội hồi Chiến tranh thế giới II nhưng tôi không ngờ là những vết thương này lớn hơn những gì mình đã hình dung”, bác sĩ Salyer chia sẻ.
Trong thời gian các bác sĩ cố gắng cứu chữa cho Tổng thống Kennedy, Đệ nhất phu nhân Jackie đi lại trước cửa phòng phẫu thuật và khuôn mặt bà biểu lộ rõ vẻ đau buồn. Đến 1h chiều ngày hôm đó, Giám đốc bệnh viện, bác sĩ Kemp Clark thông báo với mọi người tin buồn: “Tổng thống Kennedy đã qua đời”.
Trong phòng phẫu thuật, bác sĩ Salyer cùng Đệ nhất phu nhân Jackie và linh mục đứng ở phía đầu bàn mổ, nơi đặt thi thể Tổng thống Kennedy.
"Khi tôi đứng cạnh bàn phẫu thuật, Đệ nhất phu nhân Kennedy tiến dần tới đó. Tôi vẫn còn nhớ như in việc bà ấy nhìn vào mắt tôi và dường như muốn nói bà vẫn ổn. Tôi gật đầu và dõi theo bà tiến gần đến chỗ Tổng thống Kennedy. Bà tiến về phía cánh tay trái của ngài Tổng thống rồi tháo chiếc nhẫn cưới trên tay phu quân. Sau đó, bà đeo nó lên tay mình và nắm lấy tay chồng nói lời tạm biệt...
... Một lát sau, vài người đàn ông bước vào phòng phẫu thuật với chiếc quan tài bằng gỗ. Kế đến, họ đặt thi hài Tổng thống Kennedy vào bên trong và mang đi. Khi chứng kiến cảnh đó, Đệ nhất phu nhân Kennedy không hề khóc hay có những hành động kích động thái quá. Bà đứng ở đó rất trang nghiêm, yên lặng và chậm rãi tiến về phía linh cữu chồng...
... Bà đứng trước thi hài Tổng thống Kennedy một lát rồi nhẹ nhàng hôn lên chân chồng. Sau đó, bà lặng lẽ rời khỏi nơi ấy. Đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy Đệ nhất phu nhân Kennedy", bác sĩ McClelland xúc động thuật lại mọi chuyện.
Chiếc áo dính máu của Tổng thống Kennedy mà bác sĩ McClelland đã mặc khi tiến hành phẫu thuật được ông lưu giữ, bảo quản cho đến tận ngày nay. Đó là vật chứng giúp ông nhớ đến ngày định mệnh ấy. Cũng trong ngày hôm đó, Thống đốc bang Texas John Connally là người ngồi trong chiếc Limousine cùng ông chủ Nhà Trắng ở Dallas. Ông đã ngã mạnh xuống sàn sau khi trúng một viên đạn nhưng may mắn thoát chết.