Xuân Tân Mùi 791, Phùng Hưng dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, được nhân dân tôn là Bố Cái Đại Vương. Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.Năm Đinh Mùi 1427 đã diễn ra Trận Chi Lăng - Xương Giang (8/10 - 3/11/1427), trận đánh quyết định của quân Lam Sơn diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, vây thành Đông Quan (tức Thăng Long) buộc Tổng binh Vương Thông ra hàng, đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, thừa nhận nền độc lập đất nước Việt Nam. Ảnh: Sơ đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.Năm Quý Mùi 1883, nhà Nguyễn đã ký Hòa ước Quý Mùi, nhượng Nam Kỳ cho Pháp, chịu sự bảo hộ của Pháp. Hiệp ước này chính thức đánh dấu sự mở đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Ảnh: Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883.Năm Đinh Mùi 1907, các nhân sĩ yêu nước Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... đã thành lập Đông Kinh nghĩa thục nhằm thực hiện cải cách xã hội tại Việt Nam. Ảnh: Tượng bán thân của nhà cách mạng Lương Văn Can.Ngày 20/4/1919 (năm Kỷ Mùi), đồng chí Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước đầu tiên của CHXHCN Việt Nam, khi đó là thủy thủ hải quân Pháp, tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, ủng hộ nước Nga Xô-viết mới thành lập. Ảnh: Đồng chí Tôn Đức Thắng trong một hội nghị năm 1975. Ảnh: baotangtonducthang.com.Ngày 16/6/1919 (năm Kỷ Mùi), đồng chí Nguyễn Tất Thành chính thức lấy lên là Nguyễn Ái Quốc gửi "Yêu sách 8 điểm" của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp). Ảnh: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920,Ngày 6/6/1931 (năm Tân Mùi), đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng và bị tòa án thực dân Pháp ở Đông Dương xử tử hình vắng mặt. Ảnh: Chân dung đồng chí Nguyễn Ái Quốc giai đoạn hoạt động ở Hương Cảng.Ngày 20/11/1931 (năm Tân Mùi), chiến sĩ cách mạng trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp xử bắn ở Sài Gòn lúc mới 17 tuổi. Ảnh: Tượng đài chiến sĩ Lý Tự Trọng ở Hà Nội.Sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng, ngày 16/5/1955 (tức ngày 25 tháng 3 năm Tân Mùi), miền Bắc hoàn toàn gỉai phóng. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/10/1955.Từ ngày 17/2 – 16/3/1979 (năm Kỷ Mùi), trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã diễn ra cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh: Tù binh Trung Quốc bị chiến sĩ Việt Nam bắt giữ trong chiến tranh biên giới 1979. Ảnh: Mạnh Thường.
Xuân Tân Mùi 791, Phùng Hưng dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, được nhân dân tôn là Bố Cái Đại Vương. Ảnh: Đền thờ Phùng Hưng làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Năm Đinh Mùi 1427 đã diễn ra Trận Chi Lăng - Xương Giang (8/10 - 3/11/1427), trận đánh quyết định của quân Lam Sơn diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng, vây thành Đông Quan (tức Thăng Long) buộc Tổng binh Vương Thông ra hàng, đập tan ý chí xâm lược của quân Minh, thừa nhận nền độc lập đất nước Việt Nam. Ảnh: Sơ đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.
Năm Quý Mùi 1883, nhà Nguyễn đã ký Hòa ước Quý Mùi, nhượng Nam Kỳ cho Pháp, chịu sự bảo hộ của Pháp. Hiệp ước này chính thức đánh dấu sự mở đầu thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam. Ảnh: Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883.
Năm Đinh Mùi 1907, các nhân sĩ yêu nước Lương Văn Can, Nguyễn Quyền... đã thành lập Đông Kinh nghĩa thục nhằm thực hiện cải cách xã hội tại Việt Nam. Ảnh: Tượng bán thân của nhà cách mạng Lương Văn Can.
Ngày 20/4/1919 (năm Kỷ Mùi), đồng chí Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước đầu tiên của CHXHCN Việt Nam, khi đó là thủy thủ hải quân Pháp, tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen, ủng hộ nước Nga Xô-viết mới thành lập. Ảnh: Đồng chí Tôn Đức Thắng trong một hội nghị năm 1975. Ảnh: baotangtonducthang.com.
Ngày 16/6/1919 (năm Kỷ Mùi), đồng chí Nguyễn Tất Thành chính thức lấy lên là Nguyễn Ái Quốc gửi "Yêu sách 8 điểm" của nhân dân Việt Nam đến hội nghị Véc-xay (Pháp). Ảnh: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920,
Ngày 6/6/1931 (năm Tân Mùi), đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt ở Hương Cảng và bị tòa án thực dân Pháp ở Đông Dương xử tử hình vắng mặt. Ảnh: Chân dung đồng chí Nguyễn Ái Quốc giai đoạn hoạt động ở Hương Cảng.
Ngày 20/11/1931 (năm Tân Mùi), chiến sĩ cách mạng trẻ Lý Tự Trọng bị thực dân Pháp xử bắn ở Sài Gòn lúc mới 17 tuổi. Ảnh: Tượng đài chiến sĩ Lý Tự Trọng ở Hà Nội.
Sau khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Hải Phòng, ngày 16/5/1955 (tức ngày 25 tháng 3 năm Tân Mùi), miền Bắc hoàn toàn gỉai phóng. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/10/1955.
Từ ngày 17/2 – 16/3/1979 (năm Kỷ Mùi), trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã diễn ra cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh: Tù binh Trung Quốc bị chiến sĩ Việt Nam bắt giữ trong chiến tranh biên giới 1979. Ảnh: Mạnh Thường.