Từ lúc Gia Cát Lượng còn nhỏ, cha mẹ ông đã qua đời khiến ông phải nương nhờ vào người chú. Người ta có câu: “Đứa trẻ có mẹ giống như một viên ngọc, đứa trẻ mồ côi mẹ giống như cây cỏ”. Bởi vậy mồ côi cha mẹ ngay từ nhỏ có lẽ là điều đáng tiếc lớn nhất của Khổng Minh.Gia Cát Lượng là người có ý chí khác thường, sống đạm bạc mà ôm hoài bão lớn nhưng đương thời rất ít người hiểu được cho nên ông thường ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị (hai vị tướng quốc nổi tiếng thời Xuân Thu – Chiến Quốc). Nói như vậy Khổng Minh muốn thể hiện cái chí phò vua giúp nước của mình nhưng đáng tiếc người đương thời không hiểu nên đều cho ông là kẻ khoác lác.Anh trai Lượng là Gia Cát Cẩn sớm ra ngoài mưu sinh, sang Đông Ngô làm việc cho Tôn Sách. Nhưng cũng vì thế mà huynh đệ họ lại trở nên xa cách, rất khó tái ngộ. Bản thân Khổng Minh đã không có người thân, vì thế lại càng cảm thấy tịch mịch cô đơn.Vợ Gia Cát Lượng xấu xí khiến nhiều người càng tin rằng ông và vợ bất đồng. Nhưng vẻ đẹp trong tâm hồn mới quan trọng, nếu Gia Cát Lượng không phải nghĩ cho tương lai, ông hoàn toàn có thể dễ dàng tìm một người vợ xinh đẹp.Mối quan hệ với Lưu Biểu là một điều bối rối của Gia Cát Lượng. Bởi vì Lưu Biểu là anh em cọc chèo với Hoàng Thừa Ngạn (cha vợ Khổng Minh), tức là chú rể của vợ Khổng Minh. Nhưng Lưu Biểu lại là một kẻ bất tài vô dụng cho nên quạn hệ với ông ta, Khổng Minh có thể nói là đã ở vào một nỗi thống khổ không thể nói ra.Từ sớm Gia Cát Lượng đã nghe danh Lưu Bị như sấm bên tai. Nhân vật này từng được Tào Tháo tán dương là anh hùng. Đáng tiếc là sau này mới phát hiện ra Lưu Bị kỳ thực không được như vậy mà có rất nhiều khuyết điểm. Nhưng nhúng tay vào thì dễ mà rút ra thì khó, đành chỉ còn cách sống chết với Lưu Bị. Có thể nói nhìn nhầm Lưu Bị cũng là một điều hối tiếc của Gia Cát Lượng.Lưu Bị với Quang Vũ và Trương Phi trong lịch sử không hề kết bái nhưng chuyện đồng sinh tử là có thật. Gia Cát Lượng muốn thực hiện đại chí nhưng đáng tiếc mấy lần bị Quan Vũ, Trương Phi làm hỏng. Tuy Gia Cát Lượng khéo điều tiết hòa khí nhưng chẳng có tác dụng, sau này vì Quan Vũ làm mất Kinh Châu đã khiến sự nghiệp thiên thu của Gia Cát Lượng tiêu tan.Gia Cát Lượng không hoàn thành được ý nguyện nhất thống Trung Nguyên, không phải là chỉ vì gặp đối thủ Tư Mã Ý mà cách dùng binh của ông thời đó cũng còn có chỗ khuyết điểm trong khi Tư Mã Ý cũng là một tướng tài. Hai hổ đánh nhau tất phải có người thua và Gia Cát Lượng lại có bệnh nên cuối cùng phải rút lui để lại điều hối hận.Trong sách đều nói quan hệ đẹp giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã trở thành điển tích nhưng Lưu Bị lại chọn Lý Nghiêm làm một trợ thủ cho con trai mình trước khi chết thể hiện sự không hoàn toàn tín nhiệm Gia Cát Lượng. Thêm nữa trước khi Lưu Bị chết còn níu tay Triệu Vân dặn là phải chú ý đến con trai ta, điều đó có nghĩa là dặn Triệu Vân đề phòng Gia Cát Lượng chuyên quyền.Gia Cát Lượng gặp Ngụy Diên không biết là vận tốt hay không tốt. Quan hệ Ngụy Diên và Gia Cát Lượng sau thời đại Tam Quốc lại có rất nhiều chuyện. Nào là Ngụy Diên dũng mãnh thiện chiến, mà lại rất có mưu lược nhưng cuối cùng lại bị Gia Cát Lượng lập kế giết chết. Bởi thế tên Gia Cát Lượng vì thế cũng bị chê đồng nghĩa với sự nhỏ nhen.
Từ lúc Gia Cát Lượng còn nhỏ, cha mẹ ông đã qua đời khiến ông phải nương nhờ vào người chú. Người ta có câu: “Đứa trẻ có mẹ giống như một viên ngọc, đứa trẻ mồ côi mẹ giống như cây cỏ”. Bởi vậy mồ côi cha mẹ ngay từ nhỏ có lẽ là điều đáng tiếc lớn nhất của Khổng Minh.
Gia Cát Lượng là người có ý chí khác thường, sống đạm bạc mà ôm hoài bão lớn nhưng đương thời rất ít người hiểu được cho nên ông thường ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị (hai vị tướng quốc nổi tiếng thời Xuân Thu – Chiến Quốc). Nói như vậy Khổng Minh muốn thể hiện cái chí phò vua giúp nước của mình nhưng đáng tiếc người đương thời không hiểu nên đều cho ông là kẻ khoác lác.
Anh trai Lượng là Gia Cát Cẩn sớm ra ngoài mưu sinh, sang Đông Ngô làm việc cho Tôn Sách. Nhưng cũng vì thế mà huynh đệ họ lại trở nên xa cách, rất khó tái ngộ. Bản thân Khổng Minh đã không có người thân, vì thế lại càng cảm thấy tịch mịch cô đơn.
Vợ Gia Cát Lượng xấu xí khiến nhiều người càng tin rằng ông và vợ bất đồng. Nhưng vẻ đẹp trong tâm hồn mới quan trọng, nếu Gia Cát Lượng không phải nghĩ cho tương lai, ông hoàn toàn có thể dễ dàng tìm một người vợ xinh đẹp.
Mối quan hệ với Lưu Biểu là một điều bối rối của Gia Cát Lượng. Bởi vì Lưu Biểu là anh em cọc chèo với Hoàng Thừa Ngạn (cha vợ Khổng Minh), tức là chú rể của vợ Khổng Minh. Nhưng Lưu Biểu lại là một kẻ bất tài vô dụng cho nên quạn hệ với ông ta, Khổng Minh có thể nói là đã ở vào một nỗi thống khổ không thể nói ra.
Từ sớm Gia Cát Lượng đã nghe danh Lưu Bị như sấm bên tai. Nhân vật này từng được Tào Tháo tán dương là anh hùng. Đáng tiếc là sau này mới phát hiện ra Lưu Bị kỳ thực không được như vậy mà có rất nhiều khuyết điểm. Nhưng nhúng tay vào thì dễ mà rút ra thì khó, đành chỉ còn cách sống chết với Lưu Bị. Có thể nói nhìn nhầm Lưu Bị cũng là một điều hối tiếc của Gia Cát Lượng.
Lưu Bị với Quang Vũ và Trương Phi trong lịch sử không hề kết bái nhưng chuyện đồng sinh tử là có thật. Gia Cát Lượng muốn thực hiện đại chí nhưng đáng tiếc mấy lần bị Quan Vũ, Trương Phi làm hỏng. Tuy Gia Cát Lượng khéo điều tiết hòa khí nhưng chẳng có tác dụng, sau này vì Quan Vũ làm mất Kinh Châu đã khiến sự nghiệp thiên thu của Gia Cát Lượng tiêu tan.
Gia Cát Lượng không hoàn thành được ý nguyện nhất thống Trung Nguyên, không phải là chỉ vì gặp đối thủ Tư Mã Ý mà cách dùng binh của ông thời đó cũng còn có chỗ khuyết điểm trong khi Tư Mã Ý cũng là một tướng tài. Hai hổ đánh nhau tất phải có người thua và Gia Cát Lượng lại có bệnh nên cuối cùng phải rút lui để lại điều hối hận.
Trong sách đều nói quan hệ đẹp giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã trở thành điển tích nhưng Lưu Bị lại chọn Lý Nghiêm làm một trợ thủ cho con trai mình trước khi chết thể hiện sự không hoàn toàn tín nhiệm Gia Cát Lượng. Thêm nữa trước khi Lưu Bị chết còn níu tay Triệu Vân dặn là phải chú ý đến con trai ta, điều đó có nghĩa là dặn Triệu Vân đề phòng Gia Cát Lượng chuyên quyền.
Gia Cát Lượng gặp Ngụy Diên không biết là vận tốt hay không tốt. Quan hệ Ngụy Diên và Gia Cát Lượng sau thời đại Tam Quốc lại có rất nhiều chuyện. Nào là Ngụy Diên dũng mãnh thiện chiến, mà lại rất có mưu lược nhưng cuối cùng lại bị Gia Cát Lượng lập kế giết chết. Bởi thế tên Gia Cát Lượng vì thế cũng bị chê đồng nghĩa với sự nhỏ nhen.