Không ăn đồ nướng quá kỹ. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.Bạn nên nấu ăn vừa chín tới để hạn chế thời gian thức ăn ở lâu trong nhiệt độ cao. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo nên cho miếng thịt sống vào lò vi sóng quay trước một vài phút trước khi nướng trực tiếp trên than hồng. Cách này góp phần hạn chế thời gian “nằm trên lửa” mà vẫn giữ được hương vị tuyệt vời của đồ ăn. Không dùng dầu, mỡ đã chiên đi chiên lại nhiều lần. Các món ăn sử dụng lại dầu, mỡ cũ để chế biến sẽ sản sinh ra chất glycerol, là một chất gây ra bệnh ung thư. Vì thế, các bạn chỉ nên dùng dầu, mỡ mới để nấu ăn. Một mẹo nhỏ cho bạn là chỉ cho một lượng dầu hoặc mỡ vừa đủ để tránh bị thừa và để tới bữa sau.Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hạn chế ăn các món chiên, rán ở những hàng ăn không đảm bảo. Rất nhiều hàng quán có thói quen sử dụng dầu, mỡ từ ngày này qua ngày khác để nấu ăn cho khách. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.Không ăn thực phẩm ôi thiu, quá hạn. Những thực phẩm quá hạn, thực phẩm để lâu thường đã bị nấm, mốc... ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy thì hãy loại bỏ chúng. Nguyên nhân là do trong nấm, mốc có chứa độc tố aflatoxin, là độc tố rất nguy hiểm, kể cả ở nhiệt độ cao cũng không bị phân hủy, khi ăn vào sẽ gây ung thư tại các bộ phận mà nó xâm nhập, thường là dạ dày, gan…Nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một chế độ ăn uống với nhiều rau, củ, quả và các món ăn từ thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng lành mạnh như các vitamin, khoáng chất, chất xơ… Điều này sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây ung thư.Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả cũng đã được khoa học chứng minh là góp phần giảm tới 20% nguy cơ ung thư. Chúng mình nên tăng cường các loại rau có lá xanh đậm, cải bắp, cà rốt, cà chua… bởi đó là những loại rau có giá trị cao trong việc ngăn ngừa ung thư.
Không ăn đồ nướng quá kỹ. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, nó sẽ sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.
Bạn nên nấu ăn vừa chín tới để hạn chế thời gian thức ăn ở lâu trong nhiệt độ cao. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo nên cho miếng thịt sống vào lò vi sóng quay trước một vài phút trước khi nướng trực tiếp trên than hồng. Cách này góp phần hạn chế thời gian “nằm trên lửa” mà vẫn giữ được hương vị tuyệt vời của đồ ăn.
Không dùng dầu, mỡ đã chiên đi chiên lại nhiều lần. Các món ăn sử dụng lại dầu, mỡ cũ để chế biến sẽ sản sinh ra chất glycerol, là một chất gây ra bệnh ung thư. Vì thế, các bạn chỉ nên dùng dầu, mỡ mới để nấu ăn. Một mẹo nhỏ cho bạn là chỉ cho một lượng dầu hoặc mỡ vừa đủ để tránh bị thừa và để tới bữa sau.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hạn chế ăn các món chiên, rán ở những hàng ăn không đảm bảo. Rất nhiều hàng quán có thói quen sử dụng dầu, mỡ từ ngày này qua ngày khác để nấu ăn cho khách. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi nó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Không ăn thực phẩm ôi thiu, quá hạn. Những thực phẩm quá hạn, thực phẩm để lâu thường đã bị nấm, mốc... ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy thì hãy loại bỏ chúng. Nguyên nhân là do trong nấm, mốc có chứa độc tố aflatoxin, là độc tố rất nguy hiểm, kể cả ở nhiệt độ cao cũng không bị phân hủy, khi ăn vào sẽ gây ung thư tại các bộ phận mà nó xâm nhập, thường là dạ dày, gan…
Nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một chế độ ăn uống với nhiều rau, củ, quả và các món ăn từ thực vật sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng lành mạnh như các vitamin, khoáng chất, chất xơ… Điều này sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt để chống lại các tác nhân gây ung thư.
Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả cũng đã được khoa học chứng minh là góp phần giảm tới 20% nguy cơ ung thư. Chúng mình nên tăng cường các loại rau có lá xanh đậm, cải bắp, cà rốt, cà chua… bởi đó là những loại rau có giá trị cao trong việc ngăn ngừa ung thư.