Chia sẻ bằng sự chân thành. Một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan là thói quen uống nhiều rượu. Khi lượng rượu lớn đi vào cơ thể, gan phải “gồng mình” lọc độc dẫn đến xơ gan với vô số tổn thương. Theo thời gian, các mô khỏe mạnh được thay thế bằng mô sẹo, cản trở chức năng hoạt động của gan, khiến nó dễ đối diện với khả năng phát triển thành ung thư.
Vì lý do trên, nhiều người mắc bệnh thường có tâm lý mặc cảm, hối hận vì những gì đã làm trong quá khứ. Để giúp bệnh nhân yên tâm chạy chữa, ngoài việc cung cấp đầy đủ vật chất, bạn nên chia sẻ với họ bằng sự cảm thông chân thành; giúp họ không còn ái ngại mà tự tin giao tiếp với mọi người.Lên kế hoạch chi tiết. Nếu như ung thư tiền liệt tuyến có tỷ lệ sống sót sau năm năm lên tới 90% thì ung thư gan lại có tỷ lệ sống sót tương đối thấp. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các tế bào ung thư gan thường có xu hướng phát triển mạnh, bệnh ít được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, lên kế hoạch chi tiết về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tài chính… sẽ giúp bạn và người thân chủ động ứng phó với cơn bạo bệnh.
Quan tâm đến người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, người mắc ung thư gan sẽ phải nhập viện để điều trị. Quãng thời gian tẻ nhạt ở đây dễ khiến bệnh nhân cảm thấy vô vị. Để giúp họ giải tỏa, bạn nên thường xuyên ghé thăm bệnh nhân, cùng họ thực hiện các hoạt động đơn giản như đi bộ nhẹ nhàng, đọc sách hoặc kể lại các sự việc đã diễn ra bên ngoài. Chuẩn bị tốt về vấn đề tài chính. Không phải ai cũng có thể vô tư chi trả cho các khoản viện phí, thuốc thang. Để người thân được điều trị tốt nhất ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, vay mượn bạn bè, bạn nên nghĩ đến việc đóng bảo hiểm, kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế hoặc những nhà hảo tâm.Dành thời gian giải trí, lấy lại thăng bằng. Không chỉ người bệnh, ngay cả những người chăm sóc họ cũng đối diện với nhiều áp lực. Đặc biệt những người phải dành thời gian dài chăm sóc bệnh nhân và lo toan vấn đề tiền bạc. Để không “gục ngã”, bạn nên chia sẻ vấn đề với các thành viên khác trong gia đình. Thi thoảng, tham gia các hoạt động giải trí. Việc lo lắng quá mức chỉ làm bạn mệt mỏi, khiến bệnh nhân mất đi một chỗ dựa vững chắc mà thôi.
Chia sẻ bằng sự chân thành. Một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan là thói quen uống nhiều rượu. Khi lượng rượu lớn đi vào cơ thể, gan phải “gồng mình” lọc độc dẫn đến xơ gan với vô số tổn thương. Theo thời gian, các mô khỏe mạnh được thay thế bằng mô sẹo, cản trở chức năng hoạt động của gan, khiến nó dễ đối diện với khả năng phát triển thành ung thư.
Vì lý do trên, nhiều người mắc bệnh thường có tâm lý mặc cảm, hối hận vì những gì đã làm trong quá khứ. Để giúp bệnh nhân yên tâm chạy chữa, ngoài việc cung cấp đầy đủ vật chất, bạn nên chia sẻ với họ bằng sự cảm thông chân thành; giúp họ không còn ái ngại mà tự tin giao tiếp với mọi người.
Lên kế hoạch chi tiết. Nếu như ung thư tiền liệt tuyến có tỷ lệ sống sót sau năm năm lên tới 90% thì ung thư gan lại có tỷ lệ sống sót tương đối thấp. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các tế bào ung thư gan thường có xu hướng phát triển mạnh, bệnh ít được phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, lên kế hoạch chi tiết về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tài chính… sẽ giúp bạn và người thân chủ động ứng phó với cơn bạo bệnh.
Quan tâm đến người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, người mắc ung thư gan sẽ phải nhập viện để điều trị. Quãng thời gian tẻ nhạt ở đây dễ khiến bệnh nhân cảm thấy vô vị. Để giúp họ giải tỏa, bạn nên thường xuyên ghé thăm bệnh nhân, cùng họ thực hiện các hoạt động đơn giản như đi bộ nhẹ nhàng, đọc sách hoặc kể lại các sự việc đã diễn ra bên ngoài.
Chuẩn bị tốt về vấn đề tài chính. Không phải ai cũng có thể vô tư chi trả cho các khoản viện phí, thuốc thang. Để người thân được điều trị tốt nhất ngoài việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình, vay mượn bạn bè, bạn nên nghĩ đến việc đóng bảo hiểm, kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức y tế hoặc những nhà hảo tâm.
Dành thời gian giải trí, lấy lại thăng bằng. Không chỉ người bệnh, ngay cả những người chăm sóc họ cũng đối diện với nhiều áp lực. Đặc biệt những người phải dành thời gian dài chăm sóc bệnh nhân và lo toan vấn đề tiền bạc.
Để không “gục ngã”, bạn nên chia sẻ vấn đề với các thành viên khác trong gia đình. Thi thoảng, tham gia các hoạt động giải trí. Việc lo lắng quá mức chỉ làm bạn mệt mỏi, khiến bệnh nhân mất đi một chỗ dựa vững chắc mà thôi.