Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị phơi nhiễm HIV vì một lý do nào đó, ngay lập tức hãy thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp dưới đây để bảo vệ bản thân.Trường hợp bạn bị phơi nhiễm HIV do vật nhọn như bơm kim tiêm dính máu HIV đâm phải, hãy nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể.Tuyệt đối chú ý không nên nặn máu trong những trường hợp này.Thay vào đó, hãy vuốt nhẹ và rửa vết thương dưới vòi nước sạch đến khi máu ngừng chảy.Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương.Trong trường hợp bạn bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm khịt mũi trong ca nước sạch.Bạn cũng có thể bơm nước muối sinh lý đóng chai để rửa mắt mũi.Chú ý khi rửa mắt mũi, hãy nghiêng mặt để dung dịch nước muối chảy ra ngoài kéo theo máu dịch của virus HIV thay vì để nó đi vào cơ thể.Nếu bị máu, dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào môi, miệng, cần súc miệng bằng nước sạch hoặc nước muối loãng trong vòng 5 phút. Bạn lưu ý mỗi lần súc miệng, hãy nhổ nước ra ngoài, sau đó tiếp tục.Sau khi đã sơ cứu, hãy tới bệnh viện các bệnh viện, Phòng khám ngoại trú Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS địa phương để được các bác sĩ thực hiện các biện pháp dự phòng phơi nhiễm.Tại đây các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Việc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV có thể bắt đầu ngay lập tức kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.Với những người mới bị nhiễm HIV, các bác sĩ sẽ điều trị ngay bằng thuốc bằng thuốc ARV liên tục trong 4 tuần. Đặc biệt, những người có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều trị sớm; tốt nhất là từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị sau quá 72 giờ kể từ khi gặp tai nạn.Việc dùng thuốc kháng vi rút phải có y lệnh, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, phải theo đúng các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV, phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và cần làm các xét nghiệm như huyết đồ, chức năng gan, thận… vì ngoài tác dụng điều trị, thuốc kháng vi rút còn gây ra nhiều tác dụng phụ.Sau khi bệnh nhân đã được sử dụng thuốc kháng virus, cần tiếp tục xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.Vì vậy khi bị phơi nhiễm HIV, cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo phác đồ thì rất ít khả năng nhiễm bệnh. Nếu lo lắng quá, chỉ có hại, sẽ gây suy sụp tinh thần và thể chất, không chỉ làm giảm sức đề kháng cơ thể mà còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn nếu có HIV.
Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị phơi nhiễm HIV vì một lý do nào đó, ngay lập tức hãy thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp dưới đây để bảo vệ bản thân.
Trường hợp bạn bị phơi nhiễm HIV do vật nhọn như bơm kim tiêm dính máu HIV đâm phải, hãy nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể.
Tuyệt đối chú ý không nên nặn máu trong những trường hợp này.
Thay vào đó, hãy vuốt nhẹ và rửa vết thương dưới vòi nước sạch đến khi máu ngừng chảy.
Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được kỳ cọ ngay chỗ vết thương.
Trong trường hợp bạn bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm khịt mũi trong ca nước sạch.
Bạn cũng có thể bơm nước muối sinh lý đóng chai để rửa mắt mũi.
Chú ý khi rửa mắt mũi, hãy nghiêng mặt để dung dịch nước muối chảy ra ngoài kéo theo máu dịch của virus HIV thay vì để nó đi vào cơ thể.
Nếu bị máu, dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào môi, miệng, cần súc miệng bằng nước sạch hoặc nước muối loãng trong vòng 5 phút. Bạn lưu ý mỗi lần súc miệng, hãy nhổ nước ra ngoài, sau đó tiếp tục.
Sau khi đã sơ cứu, hãy tới bệnh viện các bệnh viện, Phòng khám ngoại trú Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS địa phương để được các bác sĩ thực hiện các biện pháp dự phòng phơi nhiễm.
Tại đây các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Việc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV có thể bắt đầu ngay lập tức kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu có kết quả xét nghiệm là dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.
Với những người mới bị nhiễm HIV, các bác sĩ sẽ điều trị ngay bằng thuốc bằng thuốc ARV liên tục trong 4 tuần. Đặc biệt, những người có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều trị sớm; tốt nhất là từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị sau quá 72 giờ kể từ khi gặp tai nạn.
Việc dùng thuốc kháng vi rút phải có y lệnh, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, phải theo đúng các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV, phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và cần làm các xét nghiệm như huyết đồ, chức năng gan, thận… vì ngoài tác dụng điều trị, thuốc kháng vi rút còn gây ra nhiều tác dụng phụ.
Sau khi bệnh nhân đã được sử dụng thuốc kháng virus, cần tiếp tục xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
Vì vậy khi bị phơi nhiễm HIV, cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo phác đồ thì rất ít khả năng nhiễm bệnh. Nếu lo lắng quá, chỉ có hại, sẽ gây suy sụp tinh thần và thể chất, không chỉ làm giảm sức đề kháng cơ thể mà còn tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn nếu có HIV.