Vào ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter gây ra sóng thần tàn phá phía đông Nhật Bản khiến gần 20.000 người thiệt mạng hoặc mất tích. Thảm họa thiên nhiên này còn làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima.Theo các chuyên gia, những cơn sóng khổng lồ khi xảy ra thảm họa động đất - sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng cũng như làm sập các máy phát điện khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.Ngay sau đó, các kỹ sư, công nhân khắc phục sự cố nhưng xảy ra 2 vụ nổ tại nhà điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 14 - 15/3/2011 làm cho tình hình càng nghiêm trọng. Do lửa bùng phát tại một lò phản ứng dẫn đến các tòa nhà bị hư hại nặng.Đặc biệt, sự cố nguy hiểm này gây rò rỉ phóng xạ vào trong không khí. Theo đó, hơn 16.000 người dân sống ở khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi phải sơ tán đến nơi an toàn.Do các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị nhiễm phóng xạ nặng nên chính phủ Nhật Bản đã chi hàng tỉ USD để dọn dẹp, khắc phục sự cố tại nhà máy.Theo tính toán, quá trình dọn dẹp, xử lý sự cố rò rỉ phóng xạ mất khoảng 30 - 40 năm.Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế phân loại thảm họa xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima là sự kiện cấp độ 7. Đây là mức cao nhất và là thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 trong lịch sử sau sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine năm 1986.Sau khi xảy ra thảm kịch tồi tệ ở Fukushima, Nhật Bản áp dụng xác tiêu chuẩn an toàn mới dành cho các lò phản ứng hạt nhân.Theo đó, trước khi xảy ra thảm kịch, Nhật Bản có 54 lò phản ứng hạt nhân hoạt động. Khi áp dụng tiêu chuẩn mới, hiện có 9 lò phản ứng hạt nhân thương mại được chính quyền Nhật Bản phê duyệt. Trong số này, 4 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.Những lò phản ứng hạt nhân này đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu năng lượng của Nhật Bản. Mời độc giả xem video: Ông SUGA YOSHIHIDE trở thành thủ tướng Nhật Bản. Nguồn: VTV TSTC.
Vào ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter gây ra sóng thần tàn phá phía đông Nhật Bản khiến gần 20.000 người thiệt mạng hoặc mất tích. Thảm họa thiên nhiên này còn làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima.
Theo các chuyên gia, những cơn sóng khổng lồ khi xảy ra thảm họa động đất - sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng cũng như làm sập các máy phát điện khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Ngay sau đó, các kỹ sư, công nhân khắc phục sự cố nhưng xảy ra 2 vụ nổ tại nhà điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 14 - 15/3/2011 làm cho tình hình càng nghiêm trọng. Do lửa bùng phát tại một lò phản ứng dẫn đến các tòa nhà bị hư hại nặng.
Đặc biệt, sự cố nguy hiểm này gây rò rỉ phóng xạ vào trong không khí. Theo đó, hơn 16.000 người dân sống ở khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi phải sơ tán đến nơi an toàn.
Do các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị nhiễm phóng xạ nặng nên chính phủ Nhật Bản đã chi hàng tỉ USD để dọn dẹp, khắc phục sự cố tại nhà máy.
Theo tính toán, quá trình dọn dẹp, xử lý sự cố rò rỉ phóng xạ mất khoảng 30 - 40 năm.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế phân loại thảm họa xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima là sự kiện cấp độ 7. Đây là mức cao nhất và là thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 2 trong lịch sử sau sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine năm 1986.
Sau khi xảy ra thảm kịch tồi tệ ở Fukushima, Nhật Bản áp dụng xác tiêu chuẩn an toàn mới dành cho các lò phản ứng hạt nhân.
Theo đó, trước khi xảy ra thảm kịch, Nhật Bản có 54 lò phản ứng hạt nhân hoạt động. Khi áp dụng tiêu chuẩn mới, hiện có 9 lò phản ứng hạt nhân thương mại được chính quyền Nhật Bản phê duyệt. Trong số này, 4 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.
Những lò phản ứng hạt nhân này đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu năng lượng của Nhật Bản.
Mời độc giả xem video: Ông SUGA YOSHIHIDE trở thành thủ tướng Nhật Bản. Nguồn: VTV TSTC.