Cúng đất còn có tên là lễ “Tạ thổ kỳ yên”. Tương truyền, đời Trần, khi Công chúa Huyền Trân được gả cho vua nước Chiêm Thành, nước Đại Việt nhận được sính lễ là vùng đất hai châu: Châu Ô, châu Lý (châu Rí).Khi người Đại Việt đến hai châu này lập nghiệp, chưa quen thổ nhưỡng, khí hậu nên có nghi thức cúng đất. Nghi thức này là để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh bản địa và mong muốn cầu được an cư lạc nghiệp.Thời gian cúng đất thực hiện vào những ngày tốt, giờ tốt, "giờ hoàng đạo" của tháng hai hoặc tháng tám âm lịch.Người dân ở các vùng này thường bảo nhau giàu làm kép, hẹp làm đơn nhưng một mâm cúng đất thường có ba bàn gồm: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Một số nơi làm hai bàn.Mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, cau trầu rượu, giấy vàng mã. Bàn thượng đặt bộ áo thổ thần, vật thực gồm gà, xôi, xung quanh là xôi chè. Riêng với gà, phải gà ta có mào cờ đỏ, lông vàng, chân vàng. Đặc biệt gà vừa đúng giò (không non mà cũng không già), béo mập.Bàn trung đặt áo bà, áo ngũ phương, lễ vật gồm heo luộc, đĩa xôi, ba đĩa cua trứng luộc chín, miếng thịt luộc và muối đặt lên trên và mâm cỗ cúng cơm, đặt biệt có đĩa rau khoai luộc, chén nước ruốc và xâu cá, thịt nướng. Bàn hạ đặt áo, cháo, gạo, muối, khoai, sắn, đậu lạc…Các bàn đặt trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra. Danh sách dâng cúng và khấn vái gồm đất nhà cửa của gia chủ cho đến thần suối, thần giếng và tổ tiên làng xã, gia tộc. Đặc biệt là dâng cúng những cô hồn người Chăm từng cư trú, những oan hồn không ai thờ tự…Khi lễ cúng gần xong, gia chủ lấy một ít đồ cúng như như xôi, chuối, càng cua, trứng gà, khoai lang, bánh tráng nướng... vào cái bẹ chuối gập nhỏ (người dân gọi là “xà lét”) rồi mang ra treo ở gốc cây góc vườn hoặc gần nhà.Tục treo Xà lét trở thành một nét rất riêng.Cuối cùng, phẩm vật sau cúng đất sẽ được mời bà con hàng xóm cùng chung vui bởi họ quan niệm "bán bà con xa mua láng giềng gần", cũng là dịp liên hoan giao lưu để thắt chặt "tình làng nghĩa xóm”.Trải qua nhiều năm, ngày nay người dân các vùng "ngũ Quảng" vẫn giữ nguyên tục lệ cúng đất như một nét văn hóa đẹp.Mời độc giả xem video:Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.
Cúng đất còn có tên là lễ “Tạ thổ kỳ yên”. Tương truyền, đời Trần, khi Công chúa Huyền Trân được gả cho vua nước Chiêm Thành, nước Đại Việt nhận được sính lễ là vùng đất hai châu: Châu Ô, châu Lý (châu Rí).
Khi người Đại Việt đến hai châu này lập nghiệp, chưa quen thổ nhưỡng, khí hậu nên có nghi thức cúng đất. Nghi thức này là để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh bản địa và mong muốn cầu được an cư lạc nghiệp.
Thời gian cúng đất thực hiện vào những ngày tốt, giờ tốt, "giờ hoàng đạo" của tháng hai hoặc tháng tám âm lịch.
Người dân ở các vùng này thường bảo nhau giàu làm kép, hẹp làm đơn nhưng một mâm cúng đất thường có ba bàn gồm: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Một số nơi làm hai bàn.
Mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, cau trầu rượu, giấy vàng mã. Bàn thượng đặt bộ áo thổ thần, vật thực gồm gà, xôi, xung quanh là xôi chè. Riêng với gà, phải gà ta có mào cờ đỏ, lông vàng, chân vàng. Đặc biệt gà vừa đúng giò (không non mà cũng không già), béo mập.
Bàn trung đặt áo bà, áo ngũ phương, lễ vật gồm heo luộc, đĩa xôi, ba đĩa cua trứng luộc chín, miếng thịt luộc và muối đặt lên trên và mâm cỗ cúng cơm, đặt biệt có đĩa rau khoai luộc, chén nước ruốc và xâu cá, thịt nướng. Bàn hạ đặt áo, cháo, gạo, muối, khoai, sắn, đậu lạc…
Các bàn đặt trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra. Danh sách dâng cúng và khấn vái gồm đất nhà cửa của gia chủ cho đến thần suối, thần giếng và tổ tiên làng xã, gia tộc. Đặc biệt là dâng cúng những cô hồn người Chăm từng cư trú, những oan hồn không ai thờ tự…
Khi lễ cúng gần xong, gia chủ lấy một ít đồ cúng như như xôi, chuối, càng cua, trứng gà, khoai lang, bánh tráng nướng... vào cái bẹ chuối gập nhỏ (người dân gọi là “xà lét”) rồi mang ra treo ở gốc cây góc vườn hoặc gần nhà.
Tục treo Xà lét trở thành một nét rất riêng.
Cuối cùng, phẩm vật sau cúng đất sẽ được mời bà con hàng xóm cùng chung vui bởi họ quan niệm "bán bà con xa mua láng giềng gần", cũng là dịp liên hoan giao lưu để thắt chặt "tình làng nghĩa xóm”.
Trải qua nhiều năm, ngày nay người dân các vùng "ngũ Quảng" vẫn giữ nguyên tục lệ cúng đất như một nét văn hóa đẹp.
Mời độc giả xem video:Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.