Thông Châu hiện nay đã được nâng lên thành trung tâm hành chính của Bắc Kinh. Vậy diện mạo Thông Châu cổ xưa trông thế nào? Trong ảnh là tháp Thông Châu, đây là tháp thắp hương xá lị Phật nên còn có tên là Nhiên Đăng tháp. Đây cũng chính là địa danh tiêu biểu nằm ở phía Bắc thành cổ Thông Châu, được xây dựng từ thời Bắc Chu.Cầu Thông Châu tức cầu Bát Lý nằm ở phía Tây Châu Thành được xây dựng vào năm 1446. Hai bên thành cầu là hàng lan can được làm bằng đá ngọc trắng nhà Hán, trên thành cầu được khắc sư tử, tỳ hưu và thần thú trấn thủy.Đây là biệt thự Lộ Hà được xây dựng vào năm 1867, sau này được chuyển đổi thành tổ chức giáo dục bao gồm từ cấp tiểu học lên đến đại học. Năm 1901 nhà truyền giáo người Mỹ đã cho xây dựng bệnh viện, trường học, giáo đường, nơi ở của giáo sĩ tại ngoại thành phía Nam thành mới Thông Châu. Năm 1902, Vệ thị lầu được xây dựng trên di chỉ của Lộ Hà thư viện. Ngày nay là trường trung học Lộ Hà.Đường phố Thông Châu, ảnh chụp những năm 1917-1919.Cổng chào tiểu hồng được dựng lên tại nơi giao nhau ở phố Nam của thành mới và ngõ của cổng chào đại hồng. Cổng chào này đã được dỡ bỏ vào thời gian đầu giải phóng, hiện nay cũng không còn tìm thấy di chỉ.Ngoài sông Đại Vận, còn có sông Vận Huệ, sông Ôn Du.. chảy qua Thông Châu. Khoảng những năm 20 của thế kỷ 20, sau khi tạm dừng lưu thông đường thủy trên Thông Huệ. Năm 1901, sau khi tạm dừng giao thông đường thủy ở Bắc Vận Hà, những con thuyền chuyên trở lương thực được sửa thành thuyền cho dân dùng và thương nhân dùng. Thông Huệ cũng trở thành nơi ăn chơi ngao du của tầng lớp quý tộc, giàu có trong thành phố.Kênh thoát nước của dòng Thông Huệ, ảnh chụp vào khoảng những năm 20 của thế kỷ 20. Đây là một trong 24 kênh thoát được xây dựng vào triều Nguyên, nằm gần di chỉ kênh Khánh Phong sát với Vương Gia trang ở khu Triều Dương ngày nay. Thời dân quốc, người dân ở kinh thành thường đến đây tảo mộ, du thuyền ngắm cảnh, tham gia hội Đạp Thanh..... Sau giải phóng nơi đây dần dần biến mất.Trong ảnh là trung tâm của đại lộ Nam được chụp trong khoảng những năm 30 đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà lầu 2 tầng ở phía xa chính là lầu trống trên đại lộ Bắc. Con phố này được xây dựng từ thời nhà Minh, phía Bắc bắt đầu từ chân cầu Hạp ở đại lộ Tân Hoa ngày nay, phía Nam nối với đại lộ Nam Quan. Dưới triều Minh, Thanh nơi đây tập trung các bến tàu lớn trong con đường giao thông đường thủy huyết mạch vận chuyển lương thực vào hai kho Đông,Trung ở cực Bắc sông Đại Vận.Vọng gác trên đài cao của cổng thành phía Nam, lầu thành hiện đã không còn, con phố chính giữa bức ảnh chính là đại lộ Nam của thành cũ. Trên phố vắng hoe, im lìm, đằng xa chính là Nhiên Đăng tháp. Ảnh được chụp vào năm 1933.Những cô gái Nhật ở Thông Châu, ảnh chụp tháng 7/1938 sau một năm quân Nhật chiếm đánh Trung Quốc.Đây là miếu Bạch Mã Quan Đế được xây dựng từ triều Minh để tưởng nhớ công lao của thần Quan Vũ. Theo truyền thuyết khi Vĩnh Lạc đế dẫn quân Bắc phạt đã gặp thần Quan Vũ cưỡi ngựa bạch mã dẫn đường giúp sức mà giành chiến thắng.Thuyền buôn đang cập bến Thổ Bà ở Thông Châu, ảnh được chụp vào khoảng năm 1937-1945. Bến Thổ Bà nay thuộc cực Tây cầu Đông Quan. Đương thời, do ảnh hưởng chiến tranh nên thuyền buôn ở Thổ Bà ngày càng ít.Năm 1939 thời kỳ Dân quốc, thành Thông Châu gặp trận đại hồng thủy lịch sử. Sau khi nước rút, nạn dân vẫn phải dùng thuyền đi lại.Nạn dân ở Thông Châu đang lánh nạn tại những nơi cao hơn trong cơn đại hồng thủy năm 1939.Không ai tưởng tượng ra đây chính là sân bóng rổ của trường trung học Lộ Hà sau khi cơn lũ đã đi qua.
Thông Châu hiện nay đã được nâng lên thành trung tâm hành chính của Bắc Kinh. Vậy diện mạo Thông Châu cổ xưa trông thế nào? Trong ảnh là tháp Thông Châu, đây là tháp thắp hương xá lị Phật nên còn có tên là Nhiên Đăng tháp. Đây cũng chính là địa danh tiêu biểu nằm ở phía Bắc thành cổ Thông Châu, được xây dựng từ thời Bắc Chu.
Cầu Thông Châu tức cầu Bát Lý nằm ở phía Tây Châu Thành được xây dựng vào năm 1446. Hai bên thành cầu là hàng lan can được làm bằng đá ngọc trắng nhà Hán, trên thành cầu được khắc sư tử, tỳ hưu và thần thú trấn thủy.
Đây là biệt thự Lộ Hà được xây dựng vào năm 1867, sau này được chuyển đổi thành tổ chức giáo dục bao gồm từ cấp tiểu học lên đến đại học. Năm 1901 nhà truyền giáo người Mỹ đã cho xây dựng bệnh viện, trường học, giáo đường, nơi ở của giáo sĩ tại ngoại thành phía Nam thành mới Thông Châu. Năm 1902, Vệ thị lầu được xây dựng trên di chỉ của Lộ Hà thư viện. Ngày nay là trường trung học Lộ Hà.
Đường phố Thông Châu, ảnh chụp những năm 1917-1919.
Cổng chào tiểu hồng được dựng lên tại nơi giao nhau ở phố Nam của thành mới và ngõ của cổng chào đại hồng. Cổng chào này đã được dỡ bỏ vào thời gian đầu giải phóng, hiện nay cũng không còn tìm thấy di chỉ.
Ngoài sông Đại Vận, còn có sông Vận Huệ, sông Ôn Du.. chảy qua Thông Châu. Khoảng những năm 20 của thế kỷ 20, sau khi tạm dừng lưu thông đường thủy trên Thông Huệ. Năm 1901, sau khi tạm dừng giao thông đường thủy ở Bắc Vận Hà, những con thuyền chuyên trở lương thực được sửa thành thuyền cho dân dùng và thương nhân dùng. Thông Huệ cũng trở thành nơi ăn chơi ngao du của tầng lớp quý tộc, giàu có trong thành phố.
Kênh thoát nước của dòng Thông Huệ, ảnh chụp vào khoảng những năm 20 của thế kỷ 20. Đây là một trong 24 kênh thoát được xây dựng vào triều Nguyên, nằm gần di chỉ kênh Khánh Phong sát với Vương Gia trang ở khu Triều Dương ngày nay. Thời dân quốc, người dân ở kinh thành thường đến đây tảo mộ, du thuyền ngắm cảnh, tham gia hội Đạp Thanh..... Sau giải phóng nơi đây dần dần biến mất.
Trong ảnh là trung tâm của đại lộ Nam được chụp trong khoảng những năm 30 đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà lầu 2 tầng ở phía xa chính là lầu trống trên đại lộ Bắc. Con phố này được xây dựng từ thời nhà Minh, phía Bắc bắt đầu từ chân cầu Hạp ở đại lộ Tân Hoa ngày nay, phía Nam nối với đại lộ Nam Quan. Dưới triều Minh, Thanh nơi đây tập trung các bến tàu lớn trong con đường giao thông đường thủy huyết mạch vận chuyển lương thực vào hai kho Đông,Trung ở cực Bắc sông Đại Vận.
Vọng gác trên đài cao của cổng thành phía Nam, lầu thành hiện đã không còn, con phố chính giữa bức ảnh chính là đại lộ Nam của thành cũ. Trên phố vắng hoe, im lìm, đằng xa chính là Nhiên Đăng tháp. Ảnh được chụp vào năm 1933.
Những cô gái Nhật ở Thông Châu, ảnh chụp tháng 7/1938 sau một năm quân Nhật chiếm đánh Trung Quốc.
Đây là miếu Bạch Mã Quan Đế được xây dựng từ triều Minh để tưởng nhớ công lao của thần Quan Vũ. Theo truyền thuyết khi Vĩnh Lạc đế dẫn quân Bắc phạt đã gặp thần Quan Vũ cưỡi ngựa bạch mã dẫn đường giúp sức mà giành chiến thắng.
Thuyền buôn đang cập bến Thổ Bà ở Thông Châu, ảnh được chụp vào khoảng năm 1937-1945. Bến Thổ Bà nay thuộc cực Tây cầu Đông Quan. Đương thời, do ảnh hưởng chiến tranh nên thuyền buôn ở Thổ Bà ngày càng ít.
Năm 1939 thời kỳ Dân quốc, thành Thông Châu gặp trận đại hồng thủy lịch sử. Sau khi nước rút, nạn dân vẫn phải dùng thuyền đi lại.
Nạn dân ở Thông Châu đang lánh nạn tại những nơi cao hơn trong cơn đại hồng thủy năm 1939.
Không ai tưởng tượng ra đây chính là sân bóng rổ của trường trung học Lộ Hà sau khi cơn lũ đã đi qua.