Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng, với 333 km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc, đây chính là tỉnh có đường biên giới dài nhất nước ta.Có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, Cao Bằng là tỉnh rộng lớn thứ 3 trong số 9 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên của Cao Bằng chỉ nhỏ hơn tỉnh Hà Giang và tỉnh Lạng Sơn.Theo Atlas địa lý Việt Nam, Cao Bằng thuộc miền núi, biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam; phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn; phía tây giáp Hà Giang và Tuyên Quang.Theo Cổng thông tin điện tử Cao Bằng, địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách "Dư địa chí" do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 là tài liệu sớm nhất ghi tên địa danh này: "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy".Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là quê hương của Kim Đồng. Anh là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.Cao Bằng có nhiều khu di tích nổi tiếng, trong đó có khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (ngày 22/12/1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.Tỉnh Cao Bằng có 2 hang động nổi tiếng, hàng năm thu hút nhiều khách thập phương tham quan, là Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh và Động Dơi (người dân địa phương vẫn gọi là Ngườm Ca Khào - có nghĩa là hang con dơi), thuộc xóm Lũng Rúm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang.Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cao Bằng là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay… Trong đó, người Tày chiếm tỷ lệ đông nhất với hơn 41% dân số toàn tỉnh.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng, với 333 km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc, đây chính là tỉnh có đường biên giới dài nhất nước ta.
Có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2, Cao Bằng là tỉnh rộng lớn thứ 3 trong số 9 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên của Cao Bằng chỉ nhỏ hơn tỉnh Hà Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Theo Atlas địa lý Việt Nam, Cao Bằng thuộc miền núi, biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam; phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn; phía tây giáp Hà Giang và Tuyên Quang.
Theo Cổng thông tin điện tử Cao Bằng, địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách "Dư địa chí" do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 là tài liệu sớm nhất ghi tên địa danh này: "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy".
Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là quê hương của Kim Đồng. Anh là đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cao Bằng có nhiều khu di tích nổi tiếng, trong đó có khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (ngày 22/12/1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tỉnh Cao Bằng có 2 hang động nổi tiếng, hàng năm thu hút nhiều khách thập phương tham quan, là Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh và Động Dơi (người dân địa phương vẫn gọi là Ngườm Ca Khào - có nghĩa là hang con dơi), thuộc xóm Lũng Rúm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang.
Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cao Bằng là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay… Trong đó, người Tày chiếm tỷ lệ đông nhất với hơn 41% dân số toàn tỉnh.