"Xứ sở Phù Tang" là danh xưng được nhiều người dùng khi nói về đất nước Nhật Bản? Nhưng Phù Tang là gì? Và tại sao Nhật Bản lại được gọi là xứ sở Phù Tang?Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía Đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản).Theo truyền thuyết cổ Trung Hoa, Phù Tang là cây dâu rỗng lòng, còn gọi là Khổng Tang, chính là cây hoa dâm bụt. Loài cây này mọc nhiều ở vùng đất bí ẩn xa về phía Đông của Trung Hoa.Vào năm 499 sau Công nguyên, từ Trung Hoa, nhà sư Phật giáo Tuệ Thâm đi thuyền tới vùng đất đó trong một nhiệm vụ truyền giáo. Khi trở về, ông gọi nơi mình đã đến là Phù Tang trong báo cáo của mình với hoàng đế.Các mô tả của Tuệ Thâm được ghi chép lại trong Lương thư, cuốn sách ra đời vào thế kỷ thứ 7 bởi Diêu Tư Liêm. Trong cuốn sách, Phù Tang được mô tả như một vương quốc với nền văn minh đồ đồng đặc sắc.Sau này, khi giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa trở nên sâu sắc hơn, người Trung Hoa tin rằng Nhật Bản chính là vùng đất Phù Tang từng được đề cấp đến trong Lương thư. Cách gọi Nhật Bản là "xứ sở Phù Tang" hình thành như vậy.Ngày nay, dưới cái nhìn của sử học hiện đại, nhiều giả thuyết mới về miền đất Phù Tang đã được đưa ra. Theo đó, Phù Tang mà sư Tuệ Thâm đã đến có thể không phải Nhật Bản mà là các vùng đất khác.Đó là đảo Sakhalin, bán đảo Kamchatka hoặc quần đảo Kuril ở phía Bắc Nhật Bản ngày nay. Thậm chí, Phù Tang còn có thể là châu Mỹ - một giả thuyết đã làm giới sử học cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 "nổi sóng".Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
"Xứ sở Phù Tang" là danh xưng được nhiều người dùng khi nói về đất nước Nhật Bản? Nhưng Phù Tang là gì? Và tại sao Nhật Bản lại được gọi là xứ sở Phù Tang?
Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại); phía Đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản).
Theo truyền thuyết cổ Trung Hoa, Phù Tang là cây dâu rỗng lòng, còn gọi là Khổng Tang, chính là cây hoa dâm bụt. Loài cây này mọc nhiều ở vùng đất bí ẩn xa về phía Đông của Trung Hoa.
Vào năm 499 sau Công nguyên, từ Trung Hoa, nhà sư Phật giáo Tuệ Thâm đi thuyền tới vùng đất đó trong một nhiệm vụ truyền giáo. Khi trở về, ông gọi nơi mình đã đến là Phù Tang trong báo cáo của mình với hoàng đế.
Các mô tả của Tuệ Thâm được ghi chép lại trong Lương thư, cuốn sách ra đời vào thế kỷ thứ 7 bởi Diêu Tư Liêm. Trong cuốn sách, Phù Tang được mô tả như một vương quốc với nền văn minh đồ đồng đặc sắc.
Sau này, khi giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa trở nên sâu sắc hơn, người Trung Hoa tin rằng Nhật Bản chính là vùng đất Phù Tang từng được đề cấp đến trong Lương thư. Cách gọi Nhật Bản là "xứ sở Phù Tang" hình thành như vậy.
Ngày nay, dưới cái nhìn của sử học hiện đại, nhiều giả thuyết mới về miền đất Phù Tang đã được đưa ra. Theo đó, Phù Tang mà sư Tuệ Thâm đã đến có thể không phải Nhật Bản mà là các vùng đất khác.
Đó là đảo Sakhalin, bán đảo Kamchatka hoặc quần đảo Kuril ở phía Bắc Nhật Bản ngày nay. Thậm chí, Phù Tang còn có thể là châu Mỹ - một giả thuyết đã làm giới sử học cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 "nổi sóng".
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.