Một bức tượng Phật cổ Nhật Bản làm bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM.Khám thờ Phật bằng gỗ sơn thếp vàng của Nhật Bản, niên đại thế kỷ 18. Đạo Phật được truyền bá từ Triều Tiên vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 6 SCN, là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước này.Những bức tượng nhỏ được chạm khắc tinh xảo đặt trong khám thờ. Khi Phật giáo thịnh hành ở Nhật Bản, nghệ thuật cùng đã phát triển mạnh mẽ và có sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử.Hai chiếc khám thờ niên đại thế kỷ 18, với kích cỡ và cách tạo hình khác nhau. Thời kỳ Nara (710-794), điêu khắc Phật giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng nghệ thuật Gupta (Ấn Độ) và nhà Đường (Trung Hoa).Một khám thờ được chạm khắc kỳ công và thếp vàng lộng lẫy, thế kỷ 18. Thời Heian (194-1185) là giai đoạn phát triển cực thịnh của điêu khắc Phật giáo. Kết hợp với Mật tông, các tác phẩm Phật giáo Nhật Bàn lúc này thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng.Khám thờ nhỏ dạng tủ gỗ có hai cánh cửa đóng lại là vật phẩm đặc trưng của Phật giáo Nhật Bản. Cho đến thời kỳ Kamakura (1185-1333), nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản định hình dấu ấn bản địa và phong cách hiện thực, được kế thừa cho đến thời hiện đại.Tượng Quan Âm bằng gỗ của Nhật Bản, thế kỷ 17. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật của Phật giáo Nhật Bản đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất nhì thế giới.Hai bức tượng Phật bằng gỗ thếp vàng thế kỷ 17 (trái) và thế kỷ 18 (phải) của Nhật Bản. So với tượng Phật ở các quốc gia khác, tượng Phật Nhật Bản có những đặc trưng không thể lẫn lộn, như độ chi tiết rất cao, sử dụng kỹ thuật sơn đặc biệt, tạo hình khuôn mặt có phần trang nghiêm hơn...Tượng Phật (giữa và bên trái) và Quan Âm Chuẩn Đề (bên phải) bằng gỗ sơn thếp vàng của Nhật Bản, thế kỷ 18. Ngoài trình độ chuyên môn về điêu khắc, người nghệ nhân Nhật Bản còn áp dụng triết lý thiền vào hoạt động sáng tạo của mình.Theo đó, người tạc tượng hợp nhất tâm của chính mình vào tượng Phật, để đưa được lòng từ của Phật, trí tuệ của Phật và Phước báo của Phật vào tượng.Mục đích của điều này là để khi chiêm ngưỡng lễ bái, người và tượng như tương ứng được với nhau (cảm ứng đạo giao). Một tác phẩm có được cái thần như vậy mới là đạt đến sơ quả của điêu khắc tượng Phật. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Một bức tượng Phật cổ Nhật Bản làm bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Khám thờ Phật bằng gỗ sơn thếp vàng của Nhật Bản, niên đại thế kỷ 18. Đạo Phật được truyền bá từ Triều Tiên vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 6 SCN, là một sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước này.
Những bức tượng nhỏ được chạm khắc tinh xảo đặt trong khám thờ. Khi Phật giáo thịnh hành ở Nhật Bản, nghệ thuật cùng đã phát triển mạnh mẽ và có sự biến đổi qua các thời kỳ lịch sử.
Hai chiếc khám thờ niên đại thế kỷ 18, với kích cỡ và cách tạo hình khác nhau. Thời kỳ Nara (710-794), điêu khắc Phật giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng nghệ thuật Gupta (Ấn Độ) và nhà Đường (Trung Hoa).
Một khám thờ được chạm khắc kỳ công và thếp vàng lộng lẫy, thế kỷ 18. Thời Heian (194-1185) là giai đoạn phát triển cực thịnh của điêu khắc Phật giáo. Kết hợp với Mật tông, các tác phẩm Phật giáo Nhật Bàn lúc này thể hiện sự sáng tạo và bản sắc riêng.
Khám thờ nhỏ dạng tủ gỗ có hai cánh cửa đóng lại là vật phẩm đặc trưng của Phật giáo Nhật Bản. Cho đến thời kỳ Kamakura (1185-1333), nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản định hình dấu ấn bản địa và phong cách hiện thực, được kế thừa cho đến thời hiện đại.
Tượng Quan Âm bằng gỗ của Nhật Bản, thế kỷ 17. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật của Phật giáo Nhật Bản đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất nhì thế giới.
Hai bức tượng Phật bằng gỗ thếp vàng thế kỷ 17 (trái) và thế kỷ 18 (phải) của Nhật Bản. So với tượng Phật ở các quốc gia khác, tượng Phật Nhật Bản có những đặc trưng không thể lẫn lộn, như độ chi tiết rất cao, sử dụng kỹ thuật sơn đặc biệt, tạo hình khuôn mặt có phần trang nghiêm hơn...
Tượng Phật (giữa và bên trái) và Quan Âm Chuẩn Đề (bên phải) bằng gỗ sơn thếp vàng của Nhật Bản, thế kỷ 18. Ngoài trình độ chuyên môn về điêu khắc, người nghệ nhân Nhật Bản còn áp dụng triết lý thiền vào hoạt động sáng tạo của mình.
Theo đó, người tạc tượng hợp nhất tâm của chính mình vào tượng Phật, để đưa được lòng từ của Phật, trí tuệ của Phật và Phước báo của Phật vào tượng.
Mục đích của điều này là để khi chiêm ngưỡng lễ bái, người và tượng như tương ứng được với nhau (cảm ứng đạo giao). Một tác phẩm có được cái thần như vậy mới là đạt đến sơ quả của điêu khắc tượng Phật.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.