Đồng Tháp Mười là tên gọi quen thuộc để chỉ vùng đất trũng, thấp nằm giữa hạ lưu sông Mê Kông mà ngày nay là tỉnh Đồng Tháp. Nguồn gốc địa danh Đồng Tháp Mười là vấn đề đã được giới nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ phân tích từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải thích thấu đáo. (Ảnh trong bài chụp tại các địa phương khác nhau của tỉnh Đồng Tháp).Trong cuốn sách “Vùng Đồng Tháp Mười” (NXB Văn Hóa - Văn Nghệ, 2019), tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đưa ra bốn giả thuyết lưu truyền trong dân gian về tên gọi Đồng Tháp Mười.Theo giả thuyết nhứ nhất, ngày xưa vùng đất này thuộc về một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời quốc vương, mỗi vị đã xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng, tất là mười tháp, hình thành nên tên gọi “Tháp Mười”.Giả thuyết thứ hai cho rằng vùng đất này là nơi tọa lạc của ngôi chùa tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp (phần không giáp biển của vương quốc Chân Lạp xưa) xuống. Nối liền các chùa tháp này là hệ thống đường bộ lót đá.Theo giả thuyết thứ ba, “Tháp Mười” là tòa tháp 10 tầng từng được vương quốc Chân Lạp cho xây ở vùng đất này. Có lẽ, dựa vào thuyết này mà ở Đồng Tháp vào năm 1958, người ra đã cho xây một tòa 10 tầng cao 42 mét, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế).Theo giả thuyết thứ tư, “Tháp Mười” là tháp canh thứ 10, hoặc tòa tháp 10 tầng, được nghĩa quân của Thiên Hộ Dương xây dựng để quan sát mọi động tĩnh trong vùng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp.Trong các văn bản hành chính , tên gọi "Tháp Mười" chính thức xuất hiện và được triều Nguyễn lẫn chính quyền thực dân Pháp sử dụng phổ biến kể từ những năm 1860, liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, với căn cứ địa ở vùng Đồng Tháp Mười.Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định: “Địa danh Đồng Tháp Mười mới được phổ biến từ khi Thiên Hộ Dương lấy nơi này làm căn cứ cho nghĩa quân chống Pháp. Đồng Tháp Mười đã là một địa danh chính thức do người Việt đặt ra, mang nhiều ý nghĩa về địa lý, lịch sử quan trọng”.Ngày nay, trên bản đồ hành chính của Việt Nam không có địa danh nào tên là “Đồng Tháp Mười”, nhưng lại có tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười – một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Tháp.Huyện Tháp Mười chính là nơi có di tích Gò Tháp. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu tích của cả chục tòa tháp cổ được vương quốc Phù Nam xây dựng cách đây 1.500 năm. Gò đất cao này cũng chính là căn cứ địa của nghĩa quân Thiên Hộ Dương năm xưa...Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Đồng Tháp Mười là tên gọi quen thuộc để chỉ vùng đất trũng, thấp nằm giữa hạ lưu sông Mê Kông mà ngày nay là tỉnh Đồng Tháp. Nguồn gốc địa danh Đồng Tháp Mười là vấn đề đã được giới nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ phân tích từ lâu nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải thích thấu đáo. (Ảnh trong bài chụp tại các địa phương khác nhau của tỉnh Đồng Tháp).
Trong cuốn sách “Vùng Đồng Tháp Mười” (NXB Văn Hóa - Văn Nghệ, 2019), tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã đưa ra bốn giả thuyết lưu truyền trong dân gian về tên gọi Đồng Tháp Mười.
Theo giả thuyết nhứ nhất, ngày xưa vùng đất này thuộc về một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời quốc vương, mỗi vị đã xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng, tất là mười tháp, hình thành nên tên gọi “Tháp Mười”.
Giả thuyết thứ hai cho rằng vùng đất này là nơi tọa lạc của ngôi chùa tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp (phần không giáp biển của vương quốc Chân Lạp xưa) xuống. Nối liền các chùa tháp này là hệ thống đường bộ lót đá.
Theo giả thuyết thứ ba, “Tháp Mười” là tòa tháp 10 tầng từng được vương quốc Chân Lạp cho xây ở vùng đất này. Có lẽ, dựa vào thuyết này mà ở Đồng Tháp vào năm 1958, người ra đã cho xây một tòa 10 tầng cao 42 mét, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế).
Theo giả thuyết thứ tư, “Tháp Mười” là tháp canh thứ 10, hoặc tòa tháp 10 tầng, được nghĩa quân của Thiên Hộ Dương xây dựng để quan sát mọi động tĩnh trong vùng trong cuộc chiến chống thực dân Pháp.
Trong các văn bản hành chính , tên gọi "Tháp Mười" chính thức xuất hiện và được triều Nguyễn lẫn chính quyền thực dân Pháp sử dụng phổ biến kể từ những năm 1860, liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, với căn cứ địa ở vùng Đồng Tháp Mười.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định: “Địa danh Đồng Tháp Mười mới được phổ biến từ khi Thiên Hộ Dương lấy nơi này làm căn cứ cho nghĩa quân chống Pháp. Đồng Tháp Mười đã là một địa danh chính thức do người Việt đặt ra, mang nhiều ý nghĩa về địa lý, lịch sử quan trọng”.
Ngày nay, trên bản đồ hành chính của Việt Nam không có địa danh nào tên là “Đồng Tháp Mười”, nhưng lại có tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười – một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Tháp.
Huyện Tháp Mười chính là nơi có di tích Gò Tháp. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm ra dấu tích của cả chục tòa tháp cổ được vương quốc Phù Nam xây dựng cách đây 1.500 năm. Gò đất cao này cũng chính là căn cứ địa của nghĩa quân Thiên Hộ Dương năm xưa...
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.