Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều chiến sĩ Liên Xô coi những tấm huy chương mình nhận được như một loại bùa hộ mệnh.Họ thường đeo chúng trên ngực áo, gần vị trí trái tim, kể cả trong các trận chiến.Và trong rất nhiều trường hợp, chúng đã trở thành những tấm huy chương cứu mạng, giúp người lính giữ được sinh mạng của mình.Đó là khi những viên đạn của kẻ thù bắn vào vị trí của tấm huy chương và bị lệch hướng hoặc giảm sức xuyên phá.Điều này khiến người chiến sĩ tránh được vết thương có thể nguy hiểm đến tính mạng.Trở thành vật thế thân, những chiếc huy chương cứu mạng cũng không còn nguyên vẹn.Chiếc bị bẻ cong...Chiếc bị vát một góc...Có chiếc thủng lỗ...Thậm chí bị xé toạc.Nhiều tấm huy chương cứu mạng như vậy đã được các cựu chiến binh giữ lại và trở thành bảo vật gia đình hoặc hiện vật bảo tàng trên khắp nước Nga.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều chiến sĩ Liên Xô coi những tấm huy chương mình nhận được như một loại bùa hộ mệnh.
Họ thường đeo chúng trên ngực áo, gần vị trí trái tim, kể cả trong các trận chiến.
Và trong rất nhiều trường hợp, chúng đã trở thành những tấm huy chương cứu mạng, giúp người lính giữ được sinh mạng của mình.
Đó là khi những viên đạn của kẻ thù bắn vào vị trí của tấm huy chương và bị lệch hướng hoặc giảm sức xuyên phá.
Điều này khiến người chiến sĩ tránh được vết thương có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trở thành vật thế thân, những chiếc huy chương cứu mạng cũng không còn nguyên vẹn.
Chiếc bị bẻ cong...
Chiếc bị vát một góc...
Có chiếc thủng lỗ...
Thậm chí bị xé toạc.
Nhiều tấm huy chương cứu mạng như vậy đã được các cựu chiến binh giữ lại và trở thành bảo vật gia đình hoặc hiện vật bảo tàng trên khắp nước Nga.