Hớt tóc, lấy ráy tai dạo là một nghề khá phổ biến ở Việt Nam xưa. Những người làm nghề này rong ruổi trên khắp các ngã đường với hành trang gọn nhẹ, sẵn sàng phục vụ cho bất cứ du khách nào có nhu cầu với giá rất bình dân.Phu kéo xe là nghề đặc trưng ở Việt Nam thời thuộc địa. Nghề này gắn với chiếc xe tay, loại xe có cấu tạo đơn giản với ghế ngồi và hai tay kéo đặt trên hai bánh xe, vận hành bằng sức kéo của người. Từ năm 1945, loại phương tiện này đã bị loại bỏ và nghề phu kéo xe cũng không còn tồn tại.Xem bói dạo là một nghề thu hút khá nhiều người tham gia ở Việt Nam một thế kỷ trước. Người xem bói dạo thường ngồi ở lối vào các đền, chùa để xem số, đoán mệnh cho khách bằng nhiều cách khác nhau. Ngày nay nghề xem bói vẫn còn, nhưng không còn công khai và phổ biến như xưa.Ông đồ là nghề đặc biệt gắn với lớp người "có chữ nghĩa" trong xã hội đề cao Nho học xưa. Các ông đồ kiếm sống bằng việc dạy chữ Nho cho trẻ em hoặc viết câu đối, thư pháp cho người có nhu cầu. Ngày nay các nghề "ông đồ" đã xuất hiện trở lại nhưng chỉ mang tính thời vụ vào dịp Tết.Vào thời Việt Nam còn nhiều rừng rậm và các loài động vật hoang dã sinh sôi nảy nở đông đúc, nghề thợ săn đã trở thành sinh kế của nhiều người. Ngày nay việc săn bắn các loài động vật hoang dã là hành vi vi phạm pháp luật.Vào thời mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được lấy từ giếng, sông hồ, gánh nước thuê là một nghề nghiệp ổn định của nhiều người. Vợi sự phát triển của hệ thống nước máy, chỉ còn rất ít người làm nghề này.Những người hành nghề bán trầu cau từng hiện diện trên mọi ngả đường ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ trước. Bước sang thế kỷ 20, với sự tàn lụi của thói quen nhai trầu trong dân chúng, nghề này chỉ còn là dĩ vãng.Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Hớt tóc, lấy ráy tai dạo là một nghề khá phổ biến ở Việt Nam xưa. Những người làm nghề này rong ruổi trên khắp các ngã đường với hành trang gọn nhẹ, sẵn sàng phục vụ cho bất cứ du khách nào có nhu cầu với giá rất bình dân.
Phu kéo xe là nghề đặc trưng ở Việt Nam thời thuộc địa. Nghề này gắn với chiếc xe tay, loại xe có cấu tạo đơn giản với ghế ngồi và hai tay kéo đặt trên hai bánh xe, vận hành bằng sức kéo của người. Từ năm 1945, loại phương tiện này đã bị loại bỏ và nghề phu kéo xe cũng không còn tồn tại.
Xem bói dạo là một nghề thu hút khá nhiều người tham gia ở Việt Nam một thế kỷ trước. Người xem bói dạo thường ngồi ở lối vào các đền, chùa để xem số, đoán mệnh cho khách bằng nhiều cách khác nhau. Ngày nay nghề xem bói vẫn còn, nhưng không còn công khai và phổ biến như xưa.
Ông đồ là nghề đặc biệt gắn với lớp người "có chữ nghĩa" trong xã hội đề cao Nho học xưa. Các ông đồ kiếm sống bằng việc dạy chữ Nho cho trẻ em hoặc viết câu đối, thư pháp cho người có nhu cầu. Ngày nay các nghề "ông đồ" đã xuất hiện trở lại nhưng chỉ mang tính thời vụ vào dịp Tết.
Vào thời Việt Nam còn nhiều rừng rậm và các loài động vật hoang dã sinh sôi nảy nở đông đúc, nghề thợ săn đã trở thành sinh kế của nhiều người. Ngày nay việc săn bắn các loài động vật hoang dã là hành vi vi phạm pháp luật.
Vào thời mà nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được lấy từ giếng, sông hồ, gánh nước thuê là một nghề nghiệp ổn định của nhiều người. Vợi sự phát triển của hệ thống nước máy, chỉ còn rất ít người làm nghề này.
Những người hành nghề bán trầu cau từng hiện diện trên mọi ngả đường ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ trước. Bước sang thế kỷ 20, với sự tàn lụi của thói quen nhai trầu trong dân chúng, nghề này chỉ còn là dĩ vãng.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.