Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến ác liệt đó, Robert J. Canavan (trong ảnh) - lính Mỹ giả chết ngoạn mục trở thành câu chuyện nổi tiếng thế giới. Sự việc hy hữu trên xảy ra ở vùng biển Iron Bottom Sound gần quần đảo Solomons, Thái Bình Dương năm 1942.Theo các ghi chép lịch sử, sau khi binh lính Mỹ đổ bộ lên đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomons, hải quân Nhật Bản triển khai nhiều tàu chiến, khu trục hạm... đến vùng biển này.Khi đi tuần tra quanh đảo, hảo quân và tuần duyên Mỹ thường sử dụng xuồng đổ bộ nhỏ (LCP). Những phương tiện này được trang bị một số vũ khí như bom chìm và súng máy.Vào tối ngày 18/8/1942, thuyền trưởng 20 tuổi Robert "Bob" J. Canavan điều khiển một xuồng đổ bộ nhỏ thực hiện nhiệm vụ tuần tra cùng với 5 đồng đội. Trong quá trình tuần tra khu vực xung quanh nơi lính Mỹ đóng quân, Canavan và các đồng đội phát hiện có một tàu khu trục.Do trời tối nên nhóm của Canavan tưởng đó là tàu của phe mình nên điều khiển xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) tiếp cận tàu khu trục. Khi gần đến nơi, họ mới phát hiện đó là tàu khu trục Hagikaze của Nhật Bản.Vì vậy, Canavan nhanh chóng điều khiển xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) quay lại để tránh đối đầu với tàu khu trục Hagikaze. Ông làm như vậy vì biết rằng với số trang bị vũ khí trên tàu không thể giành phần thắng khi đối đầu với tàu địch. Kịch bản xấu nhất là toàn nhóm bị tiêu diệt.Dù nhóm của ông Canavan cố gắng rời đi nhanh chóng nhưng vẫn bị tàu khu trục Hagikaze phát hiện và truy đuổi. Theo đó, tàu của hải quân Nhật Bản nã pháo phòng không, súng máy về phía xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) của Canavan.Kết quả là xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) của Mỹ trúng đạn. Canavan và các đồng đội hiểu được rằng chỉ có cách mặc áo phao và nhảy xuống biển thì mới có cơ hội thoát thân. Do mọi việc diễn ra quá nhanh nên Canavan nhảy xuống biển mà không kịp mặc áo phao. Để đánh lừa quân địch, ông giả vờ chết đuối, lênh đênh trên mặt biển.Binh lính Nhật Bản truy đuổi những lính Mỹ mặc áo phao trên mặt biển mà không hay biết Canavan còn sống. Cứ ngỡ tiêu diệt được toàn bộ lính Mỹ trên xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) nên lực lượng Nhật Bản trên tàu khu trục Hagikaze rời đi.Nhờ vậy, Canavan có cơ hội sống sót khi bơi hơn 19 km để đến hòn đảo gần đó. Ông may mắn được những người bản địa kịp thời cứu trước khi tìm đường trở về căn cứ của Mỹ trên đảo Tulagi. Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THĐT1.
Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu nhất lịch sử nhân loại. Trong cuộc chiến ác liệt đó, Robert J. Canavan (trong ảnh) - lính Mỹ giả chết ngoạn mục trở thành câu chuyện nổi tiếng thế giới. Sự việc hy hữu trên xảy ra ở vùng biển Iron Bottom Sound gần quần đảo Solomons, Thái Bình Dương năm 1942.
Theo các ghi chép lịch sử, sau khi binh lính Mỹ đổ bộ lên đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomons, hải quân Nhật Bản triển khai nhiều tàu chiến, khu trục hạm... đến vùng biển này.
Khi đi tuần tra quanh đảo, hảo quân và tuần duyên Mỹ thường sử dụng xuồng đổ bộ nhỏ (LCP). Những phương tiện này được trang bị một số vũ khí như bom chìm và súng máy.
Vào tối ngày 18/8/1942, thuyền trưởng 20 tuổi Robert "Bob" J. Canavan điều khiển một xuồng đổ bộ nhỏ thực hiện nhiệm vụ tuần tra cùng với 5 đồng đội. Trong quá trình tuần tra khu vực xung quanh nơi lính Mỹ đóng quân, Canavan và các đồng đội phát hiện có một tàu khu trục.
Do trời tối nên nhóm của Canavan tưởng đó là tàu của phe mình nên điều khiển xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) tiếp cận tàu khu trục. Khi gần đến nơi, họ mới phát hiện đó là tàu khu trục Hagikaze của Nhật Bản.
Vì vậy, Canavan nhanh chóng điều khiển xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) quay lại để tránh đối đầu với tàu khu trục Hagikaze. Ông làm như vậy vì biết rằng với số trang bị vũ khí trên tàu không thể giành phần thắng khi đối đầu với tàu địch. Kịch bản xấu nhất là toàn nhóm bị tiêu diệt.
Dù nhóm của ông Canavan cố gắng rời đi nhanh chóng nhưng vẫn bị tàu khu trục Hagikaze phát hiện và truy đuổi. Theo đó, tàu của hải quân Nhật Bản nã pháo phòng không, súng máy về phía xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) của Canavan.
Kết quả là xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) của Mỹ trúng đạn. Canavan và các đồng đội hiểu được rằng chỉ có cách mặc áo phao và nhảy xuống biển thì mới có cơ hội thoát thân. Do mọi việc diễn ra quá nhanh nên Canavan nhảy xuống biển mà không kịp mặc áo phao. Để đánh lừa quân địch, ông giả vờ chết đuối, lênh đênh trên mặt biển.
Binh lính Nhật Bản truy đuổi những lính Mỹ mặc áo phao trên mặt biển mà không hay biết Canavan còn sống. Cứ ngỡ tiêu diệt được toàn bộ lính Mỹ trên xuồng đổ bộ nhỏ (LCP) nên lực lượng Nhật Bản trên tàu khu trục Hagikaze rời đi.
Nhờ vậy, Canavan có cơ hội sống sót khi bơi hơn 19 km để đến hòn đảo gần đó. Ông may mắn được những người bản địa kịp thời cứu trước khi tìm đường trở về căn cứ của Mỹ trên đảo Tulagi.
Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ phát nổ và cháy dữ dội ngay tại Cảng. Nguồn: THĐT1.