Sở hữu nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh hữu tình và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của khu vực Nam Bộ. Thật bất ngờ nếu biết rằng nơi đây từng mang cả chục tên gọi khác nhau trong lịch sử. Ảnh: Bãi Trước Vũng Tàu.Theo đó, Vũng Tàu được nhắc đến trong sử sách từ thế kỷ 13 với tên gọi trấn Chân Bồ. Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa quân đến vùng đất này và lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam, được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Ảnh: Đình Thắng Tam, một di tích lịch sử quan trọng của Vũng Tàu. Tên gọi "Vũng Tàu" được ghi nhận vào khoảng một thế kỷ sau đó. Trong bộ Phủ biên tạp lục soạn năm 1776 của nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư". Ảnh: Đường ra Hòn Bà, nơi có miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu.Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (biên soạn thời vua Tự Đức) có ghi chép lại: "...trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ". Như vậy tên gọi “Vũng Tàu” nghĩa là một vũng biển nơi có nhiều tàu thuyền neo đậu. Ảnh: Những con thuyền tại cảng cá Vũng Tàu.Trong sách Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, địa danh Vũng Tàu lại được chép là Thuyền Úc. Đây là một từ Hán, khi dịch ra tiếng việt tương đương với Vũng Thuyền hay Vũng Tàu. Ảnh: Hải đăng Vũng Tàu.Trong An Nam đại quốc họa đồ - tấm bản đồ chính thống của nước Việt thời nhà Nguyễn, được in năm 1838 - địa danh Vũng Tàu lại được gọi là “Vịnh Tàu”. Trong tiếng Việt, “vũng” và “vịnh” là hai từ cùng được dùng để chỉ phần biển được đất liền bao bọc ở ba phía, khác biệt là “vũng” nhỏ hơn “vịnh”. Ảnh: Từ Niết Bàn Tịnh Xá nhìn ra biển Vũng Tàu.Ngoài loạt tên gọi Việt, Vũng Tàu trong quá khứ còn mang những cái tên rất "Tây". Đầu thế kỷ 16, trên bản đồ hàng hải của Bồ Đào Nha, Vũng Tàu có tên là: Cinco Chagas Veirdareiras, nghĩa là Năm vết thương của Chúa Cứu thế. Ảnh: Tượng Chúa Kitô vua ở Vũng Tàu.Sở dĩ người Bồ gọi vậy vì từ ngoài biển nhìn vào Vũng Tàu, họ đếm được năm ngọn núi là núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, núi Dinh, núi Thị Vải. Ảnh: Một góc thành phố Vũng Tàu với bến tàu cánh ngầm và núi Lớn ở phía xa.Đến thế kỷ 18, tàu thuyền của Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa và người Pháp gọi Vũng Tàu là Cap Saint Jacques, nghĩa là “Mũi đất của Thánh Giacôbê”. Sau khi Pháp thôn tính Nam Bộ, Cap Saint Jacques thành tên chính thức của Vũng Tàu trên văn bản hành chính. Ảnh: Bãi pháo cổ của Pháp ở Vũng Tàu.Ngoài ra, trong thời thuộc địa Vũng Tàu còn có một cái tên khác theo tiếng Pháp là Au Cap, nghĩa là “Mũi Đất”. Cái tên “Au Cap” khi được phiên âm sang tiếng Việt trở thành Ô Cấp. Cái tên này được dùng khá nhiều trong văn học nghệ thuật... Ảnh: Bạch Dinh, một dinh thự cổ nổi tiếng Vũng Tàu. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Sở hữu nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh hữu tình và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của khu vực Nam Bộ. Thật bất ngờ nếu biết rằng nơi đây từng mang cả chục tên gọi khác nhau trong lịch sử. Ảnh: Bãi Trước Vũng Tàu.
Theo đó, Vũng Tàu được nhắc đến trong sử sách từ thế kỷ 13 với tên gọi trấn Chân Bồ. Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa quân đến vùng đất này và lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam, được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy. Ảnh: Đình Thắng Tam, một di tích lịch sử quan trọng của Vũng Tàu.
Tên gọi "Vũng Tàu" được ghi nhận vào khoảng một thế kỷ sau đó. Trong bộ Phủ biên tạp lục soạn năm 1776 của nhà sử học Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư". Ảnh: Đường ra Hòn Bà, nơi có miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu.
Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (biên soạn thời vua Tự Đức) có ghi chép lại: "...trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ". Như vậy tên gọi “Vũng Tàu” nghĩa là một vũng biển nơi có nhiều tàu thuyền neo đậu. Ảnh: Những con thuyền tại cảng cá Vũng Tàu.
Trong sách Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức, địa danh Vũng Tàu lại được chép là Thuyền Úc. Đây là một từ Hán, khi dịch ra tiếng việt tương đương với Vũng Thuyền hay Vũng Tàu. Ảnh: Hải đăng Vũng Tàu.
Trong An Nam đại quốc họa đồ - tấm bản đồ chính thống của nước Việt thời nhà Nguyễn, được in năm 1838 - địa danh Vũng Tàu lại được gọi là “Vịnh Tàu”. Trong tiếng Việt, “vũng” và “vịnh” là hai từ cùng được dùng để chỉ phần biển được đất liền bao bọc ở ba phía, khác biệt là “vũng” nhỏ hơn “vịnh”. Ảnh: Từ Niết Bàn Tịnh Xá nhìn ra biển Vũng Tàu.
Ngoài loạt tên gọi Việt, Vũng Tàu trong quá khứ còn mang những cái tên rất "Tây". Đầu thế kỷ 16, trên bản đồ hàng hải của Bồ Đào Nha, Vũng Tàu có tên là: Cinco Chagas Veirdareiras, nghĩa là Năm vết thương của Chúa Cứu thế. Ảnh: Tượng Chúa Kitô vua ở Vũng Tàu.
Sở dĩ người Bồ gọi vậy vì từ ngoài biển nhìn vào Vũng Tàu, họ đếm được năm ngọn núi là núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, núi Dinh, núi Thị Vải. Ảnh: Một góc thành phố Vũng Tàu với bến tàu cánh ngầm và núi Lớn ở phía xa.
Đến thế kỷ 18, tàu thuyền của Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa và người Pháp gọi Vũng Tàu là Cap Saint Jacques, nghĩa là “Mũi đất của Thánh Giacôbê”. Sau khi Pháp thôn tính Nam Bộ, Cap Saint Jacques thành tên chính thức của Vũng Tàu trên văn bản hành chính. Ảnh: Bãi pháo cổ của Pháp ở Vũng Tàu.
Ngoài ra, trong thời thuộc địa Vũng Tàu còn có một cái tên khác theo tiếng Pháp là Au Cap, nghĩa là “Mũi Đất”. Cái tên “Au Cap” khi được phiên âm sang tiếng Việt trở thành Ô Cấp. Cái tên này được dùng khá nhiều trong văn học nghệ thuật... Ảnh: Bạch Dinh, một dinh thự cổ nổi tiếng Vũng Tàu.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.