Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.Khu vườn này là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.Những cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đều đã có trên 100 tuổi.Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa biển Đông, rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.Khi người Hoa di cư đến đây sinh sống vào đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng đã mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu này thì cả hai giống nhãn tỏ ra thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng.Thế là nhiều người dân trong vùng nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên.Ban đầu, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, cây nhãn sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái sum xuê. Hàng năm, cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và đến tháng 9 là thu hoạch, mỗi năm chỉ một vụ.Từ năm 1965, người dân nơi đây trang bị được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan để chủ động thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn, khiến năng suất tăng đáng kể, người trồng nhãn giàu lên nhanh chóng.Vào thời kỳ phát triển mạnh nhất, các khu vườn nhãn có tổng diện tích rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km dọc tỉnh lộ.Tuy nhiên, sau hơn 100 năm tồn tại, vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang đối mặt với những thách thức to lớn.Những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới.Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu để phục vụ việc phát triển du lịch đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu đặc biệt quan tâm.
Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Khu vườn này là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.
Những cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đều đã có trên 100 tuổi.
Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa biển Đông, rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Khi người Hoa di cư đến đây sinh sống vào đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng đã mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu này thì cả hai giống nhãn tỏ ra thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng.
Thế là nhiều người dân trong vùng nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên.
Ban đầu, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, cây nhãn sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái sum xuê. Hàng năm, cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và đến tháng 9 là thu hoạch, mỗi năm chỉ một vụ.
Từ năm 1965, người dân nơi đây trang bị được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan để chủ động thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn, khiến năng suất tăng đáng kể, người trồng nhãn giàu lên nhanh chóng.
Vào thời kỳ phát triển mạnh nhất, các khu vườn nhãn có tổng diện tích rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km dọc tỉnh lộ.
Tuy nhiên, sau hơn 100 năm tồn tại, vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang đối mặt với những thách thức to lớn.
Những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới.
Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu để phục vụ việc phát triển du lịch đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu đặc biệt quan tâm.