1. Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến.Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh (niên khoá 1908 - 1909) và Võ Nguyên Giáp (2 niên khóa 1924-1925 và 1925-1926).Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rất nhiều tên tuổi các chiến sĩ cách mạng ưu tú, các nhà hoạt động văn hoá xuất sắc đã trưởng thành từ ngôi trường này như Trần Phú, Lê Duẫn, Phạm Văn Ðồng, Tố Hữu...Ngày nay, trường vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính hình thành từ đợt xây dựng năm 1915, với các tòa nhà mang phong cách Pháp, cổng chính và tường bao mang dấu ấn kiến trúc truyền thống Huế.Về mặt giáo dục, trường Quốc Học Huế nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Trường đã được Chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong những trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam2. Được xây dựng từ năm 1917-1919 trường nữ sinh Đồng Khánh hoặc trường Đồng Khánh (nay là trường THPT Hai Bà Trưng, số 14 Lê Lợi, thành phố Huế) là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.Với bề dày truyền thống đáng tự hào, trong suốt một thế kỷ, nhiều nữ sinh từ ngôi trường này đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo dục, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ nhân tài hoa trên nhiều lĩnh vực…Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nữ sinh Đồng Khánh cũng đã tích cực tham gia các phong trào Cách mạng Việt Nam, phong trào đòi ân xá và để tang Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", biểu tình yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã tu bổ, xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung không thay đổi đáng kể so với thuở ban đầu.Ngày nay, trường Đồng Khánh - Hai Bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2.000 học sinh cấp trung học của thành phố Huế.3. Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử đặc biệt. Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ thời trẻ - đã theo học những năm 1906 - 1908.Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, ở vị trí công viên hiện tại. Năm 1923, trường chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay. Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).Trong thời gian học ở trường Đông Ba, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.Những năm tháng học tập ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế sau này đã đặt nền móng cho sự nhận thức chính trị, để từ đó Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước.Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
1. Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến.
Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh (niên khoá 1908 - 1909) và Võ Nguyên Giáp (2 niên khóa 1924-1925 và 1925-1926).
Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rất nhiều tên tuổi các chiến sĩ cách mạng ưu tú, các nhà hoạt động văn hoá xuất sắc đã trưởng thành từ ngôi trường này như Trần Phú, Lê Duẫn, Phạm Văn Ðồng, Tố Hữu...
Ngày nay, trường vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính hình thành từ đợt xây dựng năm 1915, với các tòa nhà mang phong cách Pháp, cổng chính và tường bao mang dấu ấn kiến trúc truyền thống Huế.
Về mặt giáo dục, trường Quốc Học Huế nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Trường đã được Chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong những trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam
2. Được xây dựng từ năm 1917-1919 trường nữ sinh Đồng Khánh hoặc trường Đồng Khánh (nay là trường THPT Hai Bà Trưng, số 14 Lê Lợi, thành phố Huế) là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.
Với bề dày truyền thống đáng tự hào, trong suốt một thế kỷ, nhiều nữ sinh từ ngôi trường này đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo dục, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ nhân tài hoa trên nhiều lĩnh vực…
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, nữ sinh Đồng Khánh cũng đã tích cực tham gia các phong trào Cách mạng Việt Nam, phong trào đòi ân xá và để tang Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", biểu tình yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...
Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã tu bổ, xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung không thay đổi đáng kể so với thuở ban đầu.
Ngày nay, trường Đồng Khánh - Hai Bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2.000 học sinh cấp trung học của thành phố Huế.
3. Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử đặc biệt. Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ thời trẻ - đã theo học những năm 1906 - 1908.
Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, ở vị trí công viên hiện tại. Năm 1923, trường chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay. Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).
Trong thời gian học ở trường Đông Ba, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng.
Những năm tháng học tập ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba và trường Quốc Học Huế sau này đã đặt nền móng cho sự nhận thức chính trị, để từ đó Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.