Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thắng cảnh Hòn Đá Bạc là một địa danh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.Đây là một cụm đảo gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc nằm liền kề nhau với tổng diện tích 6,43 ha. Hòn cao nhất chỉ có độ cao khoảng 50 m so với mực nước biển.Đây là nơi có nhiều khung cảnh thiên nhiên độc đáo, điển hình là những khối hoa cương xếp chồng lên nhau, với những hình thù lạ lùng.Nổi tiếng nhất là hòn đá có hình tay Phật, nằm ở một ví trí tuyệt đẹp bên mặt biển.Trên đỉnh phía Đông của Hòn Đá Bạc còn có một dấu giống như hình bàn chân. Tương truyền rằng, dấu bàn chân ấy là bàn chân Tiên, còn nơi có dấu vết này là Sân Tiên.Bên cạnh sự độc đáo về địa chất, Hòn Đá Bạc còn hấp dẫn du khách với các mảng rừng nguyên sinh được bảo tồn khá tốt.Ngoài ra, nơi đây còn có công các trình tâm linh mang đậm bản sắc truyền thống như đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lăng Ông Nam Hải. Ảnh: Lăng Ông Nam Hải ở Hòn Đá Bạc.Lăng Ông là nơi trưng bày và thờ bộ xương cá voi dài khoảng 13 m. Theo tài liệu, con cá voi này vì cứu người đã bị dạt vào Kinh Chùa ngày 20/5/1995. Được khoảng 3 ngày sau, cá voi lụy (chết), người dân đã đem chôn, và đến năm 1996, thì đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ theo phong tục địa phương.Vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên đẹp cùng không gian tâm linh thanh tịnh khiến Hòn Đá Bạc được ví như một chốn Bồng Lai ở cực Nam đất nước.Vào năm 1981, Hòn Đá Bạc còn là địa điểm diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đó là Kế hoạch phản gián CM-12, đánh bại âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam đương thời do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu. Ảnh: Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM-12.
Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thắng cảnh Hòn Đá Bạc là một địa danh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.
Đây là một cụm đảo gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc nằm liền kề nhau với tổng diện tích 6,43 ha. Hòn cao nhất chỉ có độ cao khoảng 50 m so với mực nước biển.
Đây là nơi có nhiều khung cảnh thiên nhiên độc đáo, điển hình là những khối hoa cương xếp chồng lên nhau, với những hình thù lạ lùng.
Nổi tiếng nhất là hòn đá có hình tay Phật, nằm ở một ví trí tuyệt đẹp bên mặt biển.
Trên đỉnh phía Đông của Hòn Đá Bạc còn có một dấu giống như hình bàn chân. Tương truyền rằng, dấu bàn chân ấy là bàn chân Tiên, còn nơi có dấu vết này là Sân Tiên.
Bên cạnh sự độc đáo về địa chất, Hòn Đá Bạc còn hấp dẫn du khách với các mảng rừng nguyên sinh được bảo tồn khá tốt.
Ngoài ra, nơi đây còn có công các trình tâm linh mang đậm bản sắc truyền thống như đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lăng Ông Nam Hải. Ảnh: Lăng Ông Nam Hải ở Hòn Đá Bạc.
Lăng Ông là nơi trưng bày và thờ bộ xương cá voi dài khoảng 13 m. Theo tài liệu, con cá voi này vì cứu người đã bị dạt vào Kinh Chùa ngày 20/5/1995. Được khoảng 3 ngày sau, cá voi lụy (chết), người dân đã đem chôn, và đến năm 1996, thì đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ theo phong tục địa phương.
Vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên đẹp cùng không gian tâm linh thanh tịnh khiến Hòn Đá Bạc được ví như một chốn Bồng Lai ở cực Nam đất nước.
Vào năm 1981, Hòn Đá Bạc còn là địa điểm diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, đó là Kế hoạch phản gián CM-12, đánh bại âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam đương thời do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đứng đầu. Ảnh: Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM-12.