Trên "đảo Ngọc" Phú Quốc, có khá nhiều bãi biển được người dân địa phương gọi là bãi Ngự. Phía sau tên gọi "bãi Ngự" là những câu chuyện lịch sử ly kỳ gắn với sự nghiệp vua Gia Long - Nguyễn Ánh. Ảnh: Bãi Ngự ở An Thới, Phú Quốc.Theo nghĩa Hán Việt, chữ "Ngự" nghĩa là vua làm ra, thuộc về vua, ví dụ như “ngự thư” là chữ vua viết, “ngự y” là thầy thuốc riêng của vua. Bãi Ngự có thể hiểu đơn giản là bãi biển thuộc về vua, nơi vua từng đến.Tương truyền, khi đối đầu với nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã có nhiều lần phải ra đảo Phú Quốc trú ẩn. Sử sách ghi lại, vào tháng 5/1782, Nguyễn Ánh đang đóng quân ở phía Nam Phú Quốc thì bị quân Tây Sơn đến truy nã...Bị dồn vào thế bí, chúa Nguyễn đành đổi áo bào cho một vị quan thân cận rồi đi thuyền nhỏ chạy trốn ra biển. Quân Tây Sơn sau khi phát hiện ra bị lừa thì Nguyễn Ánh đã đến được Côn Đảo.Bốn năm sau, khi một lần nữa bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại tiếp tục chạy trốn ra Phú Quốc. Sau khi ổn định lại lực lượng, ông để lại vợ con trên đảo và trở lại đất liền đương đầu với quân Tây Sơn.Đến năm 1795, thấy cư dân Phú Quốc bị hải tặc quấy phá, chúa Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng chục chiến thuyền quay lại đảo, tiêu diệt và bắt sống 80 tên hải tặc, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác.Sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long đã tạo điều kiện cho dân cư ra đảo Phú Quốc lập nghiệp, giúp hòn đảo ngày càng thịnh vượng. Những nơi vua từng từng cập bến và đóng quân trong thời gian đối đầu với quân Tây Sơn đều được người dân đặt tên là Bãi Ngự.Ngày nay các bãi Ngự ở Phú Quốc đều là những bãi biển đẹp thu hút nhiều du khách ghé thăm. Và chuyến thăm quan bãi Ngự sẽ trở nên lý thú hơn nhiều khi ôn lại câu chuyện lịch sử phía sau tên gọi địa danh này...Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Trên "đảo Ngọc" Phú Quốc, có khá nhiều bãi biển được người dân địa phương gọi là bãi Ngự. Phía sau tên gọi "bãi Ngự" là những câu chuyện lịch sử ly kỳ gắn với sự nghiệp vua Gia Long - Nguyễn Ánh. Ảnh: Bãi Ngự ở An Thới, Phú Quốc.
Theo nghĩa Hán Việt, chữ "Ngự" nghĩa là vua làm ra, thuộc về vua, ví dụ như “ngự thư” là chữ vua viết, “ngự y” là thầy thuốc riêng của vua. Bãi Ngự có thể hiểu đơn giản là bãi biển thuộc về vua, nơi vua từng đến.
Tương truyền, khi đối đầu với nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh đã có nhiều lần phải ra đảo Phú Quốc trú ẩn. Sử sách ghi lại, vào tháng 5/1782, Nguyễn Ánh đang đóng quân ở phía Nam Phú Quốc thì bị quân Tây Sơn đến truy nã...
Bị dồn vào thế bí, chúa Nguyễn đành đổi áo bào cho một vị quan thân cận rồi đi thuyền nhỏ chạy trốn ra biển. Quân Tây Sơn sau khi phát hiện ra bị lừa thì Nguyễn Ánh đã đến được Côn Đảo.
Bốn năm sau, khi một lần nữa bị dồn vào bước đường cùng, Nguyễn Ánh lại tiếp tục chạy trốn ra Phú Quốc. Sau khi ổn định lại lực lượng, ông để lại vợ con trên đảo và trở lại đất liền đương đầu với quân Tây Sơn.
Đến năm 1795, thấy cư dân Phú Quốc bị hải tặc quấy phá, chúa Nguyễn Ánh thống lĩnh hạm đội hàng chục chiến thuyền quay lại đảo, tiêu diệt và bắt sống 80 tên hải tặc, thu nhiều vũ khí, trong đó có cả súng đại bác.
Sau khi lên ngôi vào năm 1802, vua Gia Long đã tạo điều kiện cho dân cư ra đảo Phú Quốc lập nghiệp, giúp hòn đảo ngày càng thịnh vượng. Những nơi vua từng từng cập bến và đóng quân trong thời gian đối đầu với quân Tây Sơn đều được người dân đặt tên là Bãi Ngự.
Ngày nay các bãi Ngự ở Phú Quốc đều là những bãi biển đẹp thu hút nhiều du khách ghé thăm. Và chuyến thăm quan bãi Ngự sẽ trở nên lý thú hơn nhiều khi ôn lại câu chuyện lịch sử phía sau tên gọi địa danh này...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.