Hãng tin CNN miêu tả Cầu Rồng của Đà Nẵng có chiều dài 666m đã trở thành biểu tượng của thành phố đang vươn mình trỗi dậy, phát triển nhanh ở miền Trung.Theo CNN, vào mỗi cuối tuần, người dân và du khách tham quan Đà Nẵng có cơ hội chứng kiến một màn trình diễn đặc biệt trên cây cầu dân sinh bắc qua sông Hàn. Vào đúng 21h tối, Cầu Rồng tạm ngăn người dân lên cầu và thực hiện màn phun lửa, nước độc đáo. Người dân và khách du lịch sẽ tạm ngừng lưu thông trên Cầu Rồng có 6 làn xe khi rồng phun lửa. Sau một tiếng gầm, đầu rồng phun ra luồng lửa đáng sợ. Sau đó những tiếng rít cùng những đám mây hơi nước xuất hiện.Khi chứng kiến cảnh tượng đó, người dân và du khách vô cùng thích thú. Từ lâu rồng là biểu tượng cho sự thịnh vượng ở châu Á. Nó là hình ảnh lý tưởng cho một thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, Cầu Rồng nhanh chóng trở thành biểu tượng ghi sâu vào trái tim người dân thành phố Đà Nẵng cũng như du khách. Khi đi dọc sông Hàn, mọi người có thể dễ dàng mua sắm những đồ nữ trang được chế tác hình rồng. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thực hiện chuyến du lịch bằng những chiếc thuyền có vẽ hình rồng.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng hy vọng Cầu Rồng sẽ đón khoảng 3 triệu du khách tới thành phố Đà Nẵng trong năm 2014. Nằm ở ven biển miền Trung, Đà Nẵng là một trong những đô thị phát triển kinh tế thành công điển hình của Việt Nam. Chính vì vậy, giới chức trách thành phố Đà Nẵng đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút du lịch, phát triển ngành công nghiệp không khói, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ. Ngoài Cầu Rồng, Đà Nẵng còn xây dựng nhiều cây cầu khác để nối liền hai bờ sông Hàn. “Cầu Rồng là thành tựu lớn nhất trong mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Giới chức tin tưởng cây cầu sẽ là biểu tượng mới của thành phố”, Chủ tịch Nick Ivanoff của công ty Ammann & Whitney - một trong những công ty chủ chốt tham gia vào việc xây dựng Cầu Rồng cho biết.Cầu Rồng là công trình được xây dựng dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước. "Vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi đến Thăng Long bằng thuyền, ông đã nhìn thấy một con rồng vàng bay lên bầu trời từ sông Hồng. Ông coi điều đó là một điềm báo tốt nên đặt tên cho nơi này là Thăng Long (tức rồng bay lên). Rồng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, quý tộc và may mắn. Chúng tôi tin rằng, Cầu Rồng sẽ trở thành biểu tượng cho sự tăng trưởng và phát triển của Đà Nẵng cũng như công trình giao thông quan trọng ở miền Trung, Việt Nam", Nick Masucci - người phụ trách công ty thiết kế Cầu Rồng cho hay.
Hãng tin CNN miêu tả Cầu Rồng của Đà Nẵng có chiều dài 666m đã trở thành biểu tượng của thành phố đang vươn mình trỗi dậy, phát triển nhanh ở miền Trung.
Theo CNN, vào mỗi cuối tuần, người dân và du khách tham quan Đà Nẵng có cơ hội chứng kiến một màn trình diễn đặc biệt trên cây cầu dân sinh bắc qua sông Hàn. Vào đúng 21h tối, Cầu Rồng tạm ngăn người dân lên cầu và thực hiện màn phun lửa, nước độc đáo.
Người dân và khách du lịch sẽ tạm ngừng lưu thông trên Cầu Rồng có 6 làn xe khi rồng phun lửa. Sau một tiếng gầm, đầu rồng phun ra luồng lửa đáng sợ. Sau đó những tiếng rít cùng những đám mây hơi nước xuất hiện.
Khi chứng kiến cảnh tượng đó, người dân và du khách vô cùng thích thú. Từ lâu rồng là biểu tượng cho sự thịnh vượng ở châu Á. Nó là hình ảnh lý tưởng cho một thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì thế, Cầu Rồng nhanh chóng trở thành biểu tượng ghi sâu vào trái tim người dân thành phố Đà Nẵng cũng như du khách.
Khi đi dọc sông Hàn, mọi người có thể dễ dàng mua sắm những đồ nữ trang được chế tác hình rồng. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thực hiện chuyến du lịch bằng những chiếc thuyền có vẽ hình rồng.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng hy vọng Cầu Rồng sẽ đón khoảng 3 triệu du khách tới thành phố Đà Nẵng trong năm 2014.
Nằm ở ven biển miền Trung, Đà Nẵng là một trong những đô thị phát triển kinh tế thành công điển hình của Việt Nam. Chính vì vậy, giới chức trách thành phố Đà Nẵng đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút du lịch, phát triển ngành công nghiệp không khói, từ đó tăng nguồn thu ngoại tệ.
Ngoài Cầu Rồng, Đà Nẵng còn xây dựng nhiều cây cầu khác để nối liền hai bờ sông Hàn.
“Cầu Rồng là thành tựu lớn nhất trong mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng. Giới chức tin tưởng cây cầu sẽ là biểu tượng mới của thành phố”, Chủ tịch Nick Ivanoff của công ty Ammann & Whitney - một trong những công ty chủ chốt tham gia vào việc xây dựng Cầu Rồng cho biết.
Cầu Rồng là công trình được xây dựng dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước.
"Vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi đến Thăng Long bằng thuyền, ông đã nhìn thấy một con rồng vàng bay lên bầu trời từ sông Hồng. Ông coi điều đó là một điềm báo tốt nên đặt tên cho nơi này là Thăng Long (tức rồng bay lên). Rồng là một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, quý tộc và may mắn. Chúng tôi tin rằng, Cầu Rồng sẽ trở thành biểu tượng cho sự tăng trưởng và phát triển của Đà Nẵng cũng như công trình giao thông quan trọng ở miền Trung, Việt Nam", Nick Masucci - người phụ trách công ty thiết kế Cầu Rồng cho hay.