1. Nằm ở số 4 đường Hùng Vương, Bảo tàng Lâm Đồng từng được chuyên trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet đưa vào danh sách những địa điểm phải ghé thăm khi tới Đà Lạt. Đây là nơi giới thiệu về lịch sử - văn hóa của vùng đất Lâm Đồng qua các bộ sưu tập hiện vật đồ sộ.Nội dung trưng bày của Bảo tàng được bố trí khoa học, bao gồm các khu vực chính như: Thiên nhiên Lâm Đồng; Những phát hiện về khảo cổ học ở Lâm Đồng; Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa; Đà Lạt xưa và nay...Với khuôn viên rộng 3 ha được bao phủ bởi vườn hoa và rừng thông, các con đường uốn lượn trên triền đồi... Bảo tàng Lâm Đồng cũng là một trong những bảo tàng có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam.Đặc biệt, nơi cao nhất của khuôn viên Bảo tàng tọa lạc dinh thự Nguyễn Hữu Hào, còn gọi là cung Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt thời thuộc địa, đồng thời cũng là di tích quan trọng gắn với cuộc đời bà hoàng Nam Phương và vua Bảo Đại.2. Nằm trong khuôn viên Viện Sinh học Tây Nguyên, giữa khu rừng thông xanh tươi, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến hấp dẫn dành cho những người yêu thích thiên nhiên ở Đà Lạt. Tòa nhà bảo tàng có kiến trúc rất ấn tượng, từng là giảng đường của một tu viện hơn nửa thế kỷ trước.Bảo tàng có 7 gian phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ hàng nghìn mẫu vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như phát triển ngành du lịch của địa phương.Bộ sưu tập nổi bật của Bảo tàng là 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong sách đỏ Việt Nam. Ấn tượng nhất trong bộ sưu tập này là tiêu bản voi trưởng thành và bộ xương voi được dựng hoàn chỉnh.Các mẫu vật được sắp xếp theo trình tự tiến hoá giúp cho người tham quan có cái nhìn tổng thể về sự phát triển và tính đa dạng của thế giới động thực vật. Qua đó, thông điệp mà Bảo tàng muốn nhắn gửi là: “Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người”.3. Nằm ở số 2 đường Yết Kiêu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố ngàn hoa. Nhà trưng bày của Trung tâm là nơi du khách có thể nhìn tận mắt nhiều tư liệu lịch sử quý của đất nước.Hiện vật nổi bật ở nơi đây là các mộc bản trăm tuổi được chọn lọc trong số 34.618 tấm mộc bản triều Nguyễn. Đây là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam, được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn.Nội dung mộc bản triều Nguyễn rất phong phú, là nguồn sử liệu đồ sộ để nghiên cứu đời sống xã hội, thời Nguyễn. Đặc biệt, nhiều mộc bản đề cập đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, trở thành căn cứ xác thực chủ quyền lịch sử của Việt Nam ở Biển Đông.Bên cạnh mộc bản triều Nguyễn, nhà trưng bày của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV còn giới thiệu nhiều tài liệu, hình ảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và quá trình hình thành phát triển của Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng, trong đó có thành phố Đà Lạt.Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
1. Nằm ở số 4 đường Hùng Vương, Bảo tàng Lâm Đồng từng được chuyên trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet đưa vào danh sách những địa điểm phải ghé thăm khi tới Đà Lạt. Đây là nơi giới thiệu về lịch sử - văn hóa của vùng đất Lâm Đồng qua các bộ sưu tập hiện vật đồ sộ.
Nội dung trưng bày của Bảo tàng được bố trí khoa học, bao gồm các khu vực chính như: Thiên nhiên Lâm Đồng; Những phát hiện về khảo cổ học ở Lâm Đồng; Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa; Đà Lạt xưa và nay...
Với khuôn viên rộng 3 ha được bao phủ bởi vườn hoa và rừng thông, các con đường uốn lượn trên triền đồi... Bảo tàng Lâm Đồng cũng là một trong những bảo tàng có cảnh quan đẹp nhất Việt Nam.
Đặc biệt, nơi cao nhất của khuôn viên Bảo tàng tọa lạc dinh thự Nguyễn Hữu Hào, còn gọi là cung Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt thời thuộc địa, đồng thời cũng là di tích quan trọng gắn với cuộc đời bà hoàng Nam Phương và vua Bảo Đại.
2. Nằm trong khuôn viên Viện Sinh học Tây Nguyên, giữa khu rừng thông xanh tươi, Bảo tàng Sinh học là một điểm đến hấp dẫn dành cho những người yêu thích thiên nhiên ở Đà Lạt. Tòa nhà bảo tàng có kiến trúc rất ấn tượng, từng là giảng đường của một tu viện hơn nửa thế kỷ trước.
Bảo tàng có 7 gian phòng trưng bày và 6 phòng lưu trữ hàng nghìn mẫu vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên, góp phần phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cũng như phát triển ngành du lịch của địa phương.
Bộ sưu tập nổi bật của Bảo tàng là 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài thuộc diện quý hiếm đã được công bố trong sách đỏ Việt Nam. Ấn tượng nhất trong bộ sưu tập này là tiêu bản voi trưởng thành và bộ xương voi được dựng hoàn chỉnh.
Các mẫu vật được sắp xếp theo trình tự tiến hoá giúp cho người tham quan có cái nhìn tổng thể về sự phát triển và tính đa dạng của thế giới động thực vật. Qua đó, thông điệp mà Bảo tàng muốn nhắn gửi là: “Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người”.
3. Nằm ở số 2 đường Yết Kiêu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố ngàn hoa. Nhà trưng bày của Trung tâm là nơi du khách có thể nhìn tận mắt nhiều tư liệu lịch sử quý của đất nước.
Hiện vật nổi bật ở nơi đây là các mộc bản trăm tuổi được chọn lọc trong số 34.618 tấm mộc bản triều Nguyễn. Đây là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam, được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Nội dung mộc bản triều Nguyễn rất phong phú, là nguồn sử liệu đồ sộ để nghiên cứu đời sống xã hội, thời Nguyễn. Đặc biệt, nhiều mộc bản đề cập đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, trở thành căn cứ xác thực chủ quyền lịch sử của Việt Nam ở Biển Đông.
Bên cạnh mộc bản triều Nguyễn, nhà trưng bày của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV còn giới thiệu nhiều tài liệu, hình ảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và quá trình hình thành phát triển của Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng, trong đó có thành phố Đà Lạt.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.