Người da đỏ sinh sống ở cả Bắc lẫn Nam Mỹ, hậu duệ của họ nay vẫn còn nhưng là thiểu số. Một số được đồng hóa và hòa nhập vào xã hội chung ở châu Mỹ. Có giả thuyết cho rằng gốc gác những người da đỏ có thể bắt nguồn từ dân châu Á sang Bắc Mỹ qua dải đất liền từng nằm ngang eo biển Bering, Canada, khoảng năm 12.000 trước Công nguyên.Thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ có khoảng hơn 40 bộ tộc, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Đông nhất là các bộ tộc Navajo, Cherokee, Choctaw, Sioux. Trong ảnh là bộ tộc Nuaguntit (ảnh trên) và bộ tộc Antinaints, Putusiv và Wíchuts (ảnh dưới) sinh sống tại Nevada.Các bộ tộc này thường làm nghề nông, trồng ngô, khoai, đậu hoặc săn bắn làm kế sinh nhai. Họ săn những con bò mộng để ăn thịt, lột da để làm quần áo chăn mền hay lều trại để ở. Người da đỏ tạo lửa (ảnh trên) và trang phục bằng lông vũ của người da đỏ (ảnh dưới).Theo Thư viện Quốc hội Mỹ, khi người Anh Điêng đặt chân lên lục địa này vào thế kỷ 15 thì ở đây đã có đến hơn 900.000 cư dân sinh sống với hơn 300 ngôn ngữ khác nhau. Trong ảnh là Tù trưởng John và người anh em bộ tộc Cree. Cree là một trong những bộ tộc lớn nhất ở Bắc Mỹ với hơn 200.000 người. Ngày nay, người Cree sinh sống tập trung tại Montana.Trong những ngày đầu mới đến đất lạ, người Anh di cư sang Mỹ thường sống hòa bình với các bộ lạc bản địa xung quanh. Nhưng từ năm 1637 (chiến tranh Pequot), chính quyền thuộc địa ngầm tham gia các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các bộ lạc, lợi dụng tình hình để chiếm đất, củng cố sức mạnh, đồng thời làm mất đoàn kết và suy giảm lực lượng của các bộ lạc thổ dân da đỏ.Chiến tranh da đỏ bắt đầu từ đó, kéo dài từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Đây là một loạt cuộc tranh chấp vũ trang giữa quân đội thuộc địa (Liên bang Mỹ) và các bộ lạc dân bản địa Bắc Mỹ. Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người Mỹ David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người da trắng Mỹ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại.Trong ảnh là vị tù trưởng nổi tiếng Sitting Bul của bộ tộc người da đỏ Lakota Hunkpapa. Ông lãnh đạo bộ tộc của mình trong suốt những năm kháng chiến chống lại chính phủ Mỹ. Trận chiến đáng ghi nhớ nhất diễn ra ngày 25/06/1876 gần sông Little Bighorn, phía đông Montana Territory, gần khu vực Crow Agency MT ngày nay. Trung đoàn Kỵ binh 7 của Mỹ, bao gồm 700 người chỉ huy bởi tướng George Armstrong Custer, đã bị đánh bại. Năm tiểu đoàn của trung đoàn bị tiêu diệt.Hiện nay, trên lãnh thổ Mỹ, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn như vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, kỳ thị, hay một lý do nào đó đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.
Người da đỏ sinh sống ở cả Bắc lẫn Nam Mỹ, hậu duệ của họ nay vẫn còn nhưng là thiểu số. Một số được đồng hóa và hòa nhập vào xã hội chung ở châu Mỹ. Có giả thuyết cho rằng gốc gác những người da đỏ có thể bắt nguồn từ dân châu Á sang Bắc Mỹ qua dải đất liền từng nằm ngang eo biển Bering, Canada, khoảng năm 12.000 trước Công nguyên.
Thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ có khoảng hơn 40 bộ tộc, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Đông nhất là các bộ tộc Navajo, Cherokee, Choctaw, Sioux. Trong ảnh là bộ tộc Nuaguntit (ảnh trên) và bộ tộc Antinaints, Putusiv và Wíchuts (ảnh dưới) sinh sống tại Nevada.
Các bộ tộc này thường làm nghề nông, trồng ngô, khoai, đậu hoặc săn bắn làm kế sinh nhai. Họ săn những con bò mộng để ăn thịt, lột da để làm quần áo chăn mền hay lều trại để ở. Người da đỏ tạo lửa (ảnh trên) và trang phục bằng lông vũ của người da đỏ (ảnh dưới).
Theo Thư viện Quốc hội Mỹ, khi người Anh Điêng đặt chân lên lục địa này vào thế kỷ 15 thì ở đây đã có đến hơn 900.000 cư dân sinh sống với hơn 300 ngôn ngữ khác nhau. Trong ảnh là Tù trưởng John và người anh em bộ tộc Cree. Cree là một trong những bộ tộc lớn nhất ở Bắc Mỹ với hơn 200.000 người. Ngày nay, người Cree sinh sống tập trung tại Montana.
Trong những ngày đầu mới đến đất lạ, người Anh di cư sang Mỹ thường sống hòa bình với các bộ lạc bản địa xung quanh. Nhưng từ năm 1637 (chiến tranh Pequot), chính quyền thuộc địa ngầm tham gia các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các bộ lạc, lợi dụng tình hình để chiếm đất, củng cố sức mạnh, đồng thời làm mất đoàn kết và suy giảm lực lượng của các bộ lạc thổ dân da đỏ.
Chiến tranh da đỏ bắt đầu từ đó, kéo dài từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Đây là một loạt cuộc tranh chấp vũ trang giữa quân đội thuộc địa (Liên bang Mỹ) và các bộ lạc dân bản địa Bắc Mỹ. Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người Mỹ David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người da trắng Mỹ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong ảnh là vị tù trưởng nổi tiếng Sitting Bul của bộ tộc người da đỏ Lakota Hunkpapa. Ông lãnh đạo bộ tộc của mình trong suốt những năm kháng chiến chống lại chính phủ Mỹ. Trận chiến đáng ghi nhớ nhất diễn ra ngày 25/06/1876 gần sông Little Bighorn, phía đông Montana Territory, gần khu vực Crow Agency MT ngày nay. Trung đoàn Kỵ binh 7 của Mỹ, bao gồm 700 người chỉ huy bởi tướng George Armstrong Custer, đã bị đánh bại. Năm tiểu đoàn của trung đoàn bị tiêu diệt.
Hiện nay, trên lãnh thổ Mỹ, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn như vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, kỳ thị, hay một lý do nào đó đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.