Năm 1963, nhiếp ảnh gia Malcolm M. Browne gây chấn động dư luận với bức ảnh lịch sử làm "rung chuyển" thế giới. Bức ảnh chụp khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị cứng rắn và đàn áp Phật giáo tại đường phố Sài Gòn ngày 11/6.Một bức ảnh đi vào lịch sử khác được chụp tại Việt Nam là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Eddie Adams. Phóng viên AP chụp được bức ảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh này được chụp trong thời gian Chiến tranh Việt Nam diễn ra ác liệt.Lawrence Beitler đã chụp được bức ảnh làm "rung chuyển" thế giới với hình ảnh 2 nô lệ da đen là Thomas Shipp và Abram Smith bị hành hình trước 10.000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô. Điều đáng nói là tấm ảnh còn cho thấy cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông khi diễn ra cuộc hành hình ghê rợn trên. Bức ảnh được chụp vào ngày 7/8/1930.Trong chuyến đi đến Sudan năm 1993, nhiếp ảnh gia Nam Phi Kevin Carter đã chụp được bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi". Bức ảnh đó ghi lại khoảnh khắc một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi nhiếp ảnh gia Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé thì một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và nó có mặt trong khuôn hình. Cho đến nay, số phận bé gái đó vẫn là một bí ẩn. Vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh gây sốc trên, phóng viên ảnh Kevin Carter đã tự sát.Bức ảnh chụp ngôi mộ tập thể thứ 3 với hàng trăm, hàng ngàn thi thể tù nhân bị chết không được chôn cất tử tế ở trại tập trung Bergen-Belsen của phát xít Đức. Vào ngày giải phóng trại tử thần này ngày 15/4/1945, quân đồng minh phát hiện 13.000 thi thể tù nhân nằm la liệt xung quanh trại Bergen-Belsen mà không được mai táng.Pablo Bartholomew đã làm "rung chuyển" thế giới với bức ảnh một người đàn ông đang chôn cất sơ sài một đứa trẻ đã thiệt mạng trong bi kịch rò rỉ khí gas xảy ra năm 1984 ở thủ phủ Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Thảm kịch này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người và khoảng 500.000 người khác bị thương. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Ấn Độ này giành giải Ảnh Báo chí Thế giới của năm 1984 với bức ảnh gây ám ảnh trên.Bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man" của Richard Drew - phóng viên ảnh của hãng AP đã làm "rung chuyển thế giới". Được chụp lúc 9h45 sáng ngày 11/9/2001, phóng viên Drew ghi lại khoảnh khắc một người nhảy xuống từ tòa tháp phía bắc trong ngày xảy ra vụ khủng bố chấn động nước Mỹ trên. Cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định chắc chắn danh tính của người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man".Steve Ludlum chụp được bức ảnh gây chấn động khi ghi lại khoảnh khắc quả cầu lửa bùng lên từ một trong hai tòa tháp sau khi chiếc phi cơ bị không tặc lao thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Mỹ ngày 11/9/2001. Bức ảnh này sau đó được đăng trên trang nhất của tờ The New York Times.
Năm 1963, nhiếp ảnh gia Malcolm M. Browne gây chấn động dư luận với bức ảnh lịch sử làm "rung chuyển" thế giới. Bức ảnh chụp khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị cứng rắn và đàn áp Phật giáo tại đường phố Sài Gòn ngày 11/6.
Một bức ảnh đi vào lịch sử khác được chụp tại Việt Nam là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Eddie Adams. Phóng viên AP chụp được bức ảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh này được chụp trong thời gian Chiến tranh Việt Nam diễn ra ác liệt.
Lawrence Beitler đã chụp được bức ảnh làm "rung chuyển" thế giới với hình ảnh 2 nô lệ da đen là Thomas Shipp và Abram Smith bị hành hình trước 10.000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô. Điều đáng nói là tấm ảnh còn cho thấy cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông khi diễn ra cuộc hành hình ghê rợn trên. Bức ảnh được chụp vào ngày 7/8/1930.
Trong chuyến đi đến Sudan năm 1993, nhiếp ảnh gia Nam Phi Kevin Carter đã chụp được bức ảnh gây sốc cả thế giới mang tên "Kền kền chờ đợi". Bức ảnh đó ghi lại khoảnh khắc một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi nhiếp ảnh gia Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé thì một con kền kền hạ cánh xuống gần đó và nó có mặt trong khuôn hình. Cho đến nay, số phận bé gái đó vẫn là một bí ẩn. Vài tháng sau khi giành giải thưởng Pulitzer với bức ảnh gây sốc trên, phóng viên ảnh Kevin Carter đã tự sát.
Bức ảnh chụp ngôi mộ tập thể thứ 3 với hàng trăm, hàng ngàn thi thể tù nhân bị chết không được chôn cất tử tế ở trại tập trung Bergen-Belsen của phát xít Đức. Vào ngày giải phóng trại tử thần này ngày 15/4/1945, quân đồng minh phát hiện 13.000 thi thể tù nhân nằm la liệt xung quanh trại Bergen-Belsen mà không được mai táng.
Pablo Bartholomew đã làm "rung chuyển" thế giới với bức ảnh một người đàn ông đang chôn cất sơ sài một đứa trẻ đã thiệt mạng trong bi kịch rò rỉ khí gas xảy ra năm 1984 ở thủ phủ Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Thảm kịch này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người và khoảng 500.000 người khác bị thương. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Ấn Độ này giành giải Ảnh Báo chí Thế giới của năm 1984 với bức ảnh gây ám ảnh trên.
Bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man" của Richard Drew - phóng viên ảnh của hãng AP đã làm "rung chuyển thế giới". Được chụp lúc 9h45 sáng ngày 11/9/2001, phóng viên Drew ghi lại khoảnh khắc một người nhảy xuống từ tòa tháp phía bắc trong ngày xảy ra vụ khủng bố chấn động nước Mỹ trên. Cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định chắc chắn danh tính của người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng "The Falling Man".
Steve Ludlum chụp được bức ảnh gây chấn động khi ghi lại khoảnh khắc quả cầu lửa bùng lên từ một trong hai tòa tháp sau khi chiếc phi cơ bị không tặc lao thẳng vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Mỹ ngày 11/9/2001. Bức ảnh này sau đó được đăng trên trang nhất của tờ The New York Times.