Nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ, là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo truyền thuyết năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Núi Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. Cái tên Bạch Mã có sự tích như sau: đời xưa tiên thường ngồi đánh cờ trên đỉnh núi, ngựa của tiên đi ăn cỏ đồng xa. Một lần, ngựa mải ăn, đi xa quá, khi trở lại thì tiên đã bay về trời, ngựa nhớ chủ lang thang đi tìm, hóa thành mây trắng mang hình con ngựa. Sân Quần Ngựa là tên dân dã của trường đua ngựa được người Pháp xây dựng ở Hà Nội cuối thế kỷ 19. Ngày nay, Cung Thể Thao Quần Ngựa đã được xây dựng trên phần đất của sân Quần Ngựa thời xưa. Đây là nơi đã diễn ra các sự kiện lớn của Thể Thao Việt Nam như Sea Games 22, lễ bế mạc Asean Para Games, Asian Indoor Games III… Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Đây là dòng sông gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.Hòn Yên Ngựa là tên một đảo đá nằm trong vịnh Hạ Long. Đảo có hình dáng như một cái yên ngựa bằng đá bề thế nhưng rất mềm mại và duyên dáng, độ cao ước chừng hơn chục mét. Nằm trên địa bạn quận 11 của TP HCM hiện tại, trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 với diện tích 444.540 m2. Đây là trường đua ngựa duy nhất của miền Nam trước năm 1975 và Việt Nam sau năm 1975. Từ ngày 31/5/2011, trường đua đã bị đóng cửa theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh núi Mã Pí Lèng có độ cao 2.000m, nối Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Mã Pí Lèng theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Đèo Cổ Mã, còn gọi là Cổ Ngựa, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, là một đèo thấp ngắn nối liền bãi biển Đại Lãnh phía bắc và Tu Bông ở phía nam. Tương truyền ngày xưa có con thần mã chở chủ tướng bị chết trận, chạy đến đây và nằm phơi cổ, sau bị hoá đá. Đèo Cổ Mã không quá dài nhưng hiểm trở trùng trùng với một bên là núi, một bên là biển mênh mông.Ở tỉnh Cao Bằng có đèo Mã Phục, nằm trên đường từ Thị xã Cao Bằng đi Trùng Khánh. Đèo cao 700m, tương truyền, xưa con ngựa của Nùng Trí Cao đã quỳ phục ở đây không chịu đi vì khi ấy Nùng Trí Cao đã phản chống lại triều đình, mưu toan cát cứ. Đây là một con đèo đẹp với những triền dốc tràn ngập hoa tam giác mạch vào cuối mùa thu. Nằm tiếp nối với đèo Mã Phục trên địa phận tỉnh Cao Bằng, đèo Mã Quỷnh hay Khuỷu tay ngựa là đoạn đèo ngắn dẫn đến huyện Trùng Khánh. Con đường đèo quanh co, uốn cong theo sườn núi, một bên vách núi, một bên vực sâu với lác đác vài ba ngôi nhà dân sàn của bà con dân tộc Tày thấp thoáng sau những ruộng ngô và những thửa ruộng bậc thang.
Nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ, là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa. Theo truyền thuyết năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững.
Núi Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. Cái tên Bạch Mã có sự tích như sau: đời xưa tiên thường ngồi đánh cờ trên đỉnh núi, ngựa của tiên đi ăn cỏ đồng xa. Một lần, ngựa mải ăn, đi xa quá, khi trở lại thì tiên đã bay về trời, ngựa nhớ chủ lang thang đi tìm, hóa thành mây trắng mang hình con ngựa.
Sân Quần Ngựa là tên dân dã của trường đua ngựa được người Pháp xây dựng ở Hà Nội cuối thế kỷ 19. Ngày nay, Cung Thể Thao Quần Ngựa đã được xây dựng trên phần đất của sân Quần Ngựa thời xưa. Đây là nơi đã diễn ra các sự kiện lớn của Thể Thao Việt Nam như Sea Games 22, lễ bế mạc Asean Para Games, Asian Indoor Games III…
Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Theo dân gian, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Đây là dòng sông gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Hòn Yên Ngựa là tên một đảo đá nằm trong vịnh Hạ Long. Đảo có hình dáng như một cái yên ngựa bằng đá bề thế nhưng rất mềm mại và duyên dáng, độ cao ước chừng hơn chục mét.
Nằm trên địa bạn quận 11 của TP HCM hiện tại, trường đua Phú Thọ được người Pháp xây dựng từ năm 1932 với diện tích 444.540 m2. Đây là trường đua ngựa duy nhất của miền Nam trước năm 1975 và Việt Nam sau năm 1975. Từ ngày 31/5/2011, trường đua đã bị đóng cửa theo quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh núi Mã Pí Lèng có độ cao 2.000m, nối Mèo Vạc với Đồng Văn. Đoạn đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Mã Pí Lèng theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Đèo Cổ Mã, còn gọi là Cổ Ngựa, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, là một đèo thấp ngắn nối liền bãi biển Đại Lãnh phía bắc và Tu Bông ở phía nam. Tương truyền ngày xưa có con thần mã chở chủ tướng bị chết trận, chạy đến đây và nằm phơi cổ, sau bị hoá đá. Đèo Cổ Mã không quá dài nhưng hiểm trở trùng trùng với một bên là núi, một bên là biển mênh mông.
Ở tỉnh Cao Bằng có đèo Mã Phục, nằm trên đường từ Thị xã Cao Bằng đi Trùng Khánh. Đèo cao 700m, tương truyền, xưa con ngựa của Nùng Trí Cao đã quỳ phục ở đây không chịu đi vì khi ấy Nùng Trí Cao đã phản chống lại triều đình, mưu toan cát cứ. Đây là một con đèo đẹp với những triền dốc tràn ngập hoa tam giác mạch vào cuối mùa thu.
Nằm tiếp nối với đèo Mã Phục trên địa phận tỉnh Cao Bằng, đèo Mã Quỷnh hay Khuỷu tay ngựa là đoạn đèo ngắn dẫn đến huyện Trùng Khánh. Con đường đèo quanh co, uốn cong theo sườn núi, một bên vách núi, một bên vực sâu với lác đác vài ba ngôi nhà dân sàn của bà con dân tộc Tày thấp thoáng sau những ruộng ngô và những thửa ruộng bậc thang.