Mới đây, bức ảnh chụp trong một đám cưới ở Lào đã khiến gia đình cô dâu, chú rể, bạn bè, người thân đều sửng sốt, hoảng sợ... đến nỗi muốn vứt cả album ảnh cưới đi. Cụ thể, trong khoảnh khắc chú rể quỳ xuống đi giày cho cô dâu, một người bạn của chú rể đã chụp lại một tấm hình nhưng hình ảnh phản chiếu trên tấm kính phía sau lưng cô dâu lại hiện lên vô cùng đáng sợ. Ảnh dùng trong bài: Tổng hợp từ Internet.Phóng to tấm ảnh, có thể thấy trên tấm gương phía sau lưng cô dâu hiện lên hình một khuôn mặt rất gớm ghiếc, đáng sợ với đôi mắt trợn tròn. Hầu hết mọi người cho rằng đó là một bóng ma thực sự, tuy nhiên cũng một số ý kiến nghĩ đó là do ánh sáng từ điện thoại khiến hình ảnh bị mờ và rung. Bức ảnh cưới "có ma" này đang được lan truyền trên nhiều trang mạng của Lào, Thái Lan và gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực.Trước bức ảnh đám cưới ma ở Lào, dân mạng khu vực Đông Nam Á cũng từng sửng sốt trước tấm hình "tự sướng" của một cặp đôi mới cưới người Malaysia khác. Bức hình này được đăng lên Twitter gần đây bởi tài khoản @itsthemans cũng khiến cho người xem được một phen “nổi da gà”. Tấm gương sau lưng cô gái một lần nữa phản chiếu một hình ảnh kỳ dị với một bóng ma có khuôn mặt trắng ởn, đang nở nụ cười đáng sợ. Tuy nhiên, bức ảnh này đã sớm bị bóc mẽ là một chiêu trò dàn dựng để kiếm like (lượt thích) trên mạng xã hội.Hồi tháng 4/2015, một cặp đôi ở bang Virginia, Mỹ đã hốt hoảng khi xem lại một tấm ảnh cưới của họ, trong đó xuất hiện vật thể lạ trông giống khuôn mặt của một đứa trẻ xen giữa hai người trông rất ma quái. Sau đó vật thể lạ xen giữa hai người dân mạng đoán ra rất nhiều thứ từ đơn giản đến kỳ quái, ghê rợn như: "Một chiếc áo len màu hồng ai đó bỏ quên" hay "Đó là đứa con chưa sinh ra của cô dâu và chú rể". Sau đó cặp đôi này đã phải nhờ bạn bè thông thạo Photoshop xóa bỏ "khuôn mặt" kỳ dị trong bức ảnh của mình.Trong thời đại công nghệ phát triển, việc áp dụng những phương pháp chỉnh sửa, cắt ép trong những bức ảnh là rất dễ dàng. Chính vì vậy, không ít khả năng tất cả những bức ảnh cưới ma quái rùng rợn, từng gây sốc cộng đồng mạng quốc tế trên đây chỉ là tác phẩm của công nghệ chỉnh sửa. Ai đó đã tung những hình ảnh này lên mạng để gây sự chú ý, hay đơn giản chỉ là tạo ra một điều gì đó trên mạng xã hội để mọi người cùng tranh luận... cho vui.Tuy nhiên, song song đó cũng có nhiều bức ảnh đám cưới ma thực sự và nguồn gốc của nó xuất phát từ những hủ tục ở một số vùng miền, cộng đồng dân cư nhỏ. Như bức ảnh "Cưới ma" ở Trung Quốc từng gây bão mạng ở Việt Nam hồi 5/2013, cô dâu trông hệt như một xác chết cứng đờ và khuôn mặt đáng sợ trong bức ảnh đã khiến nhiều người bị ám ảnh.Sau đó, bức ảnh này được nói rõ là sử dụng để minh họa về "Âm hôn" - làm đám cưới cho người chết, một hủ tục ở Trung Quốc. Tục lệ đám cưới ma được duy trì lâu đời ở Trung Quốc, nguồn gốc được bắt đầu từ thời xa xưa trong lịch sử. Đến nay, tục này vẫn còn ở một số vùng trên đất nước này đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Nghi thức đón dâu trong âm hôn cũng rất chân thật như đời thường. Nhà trai cũng tiến hành mở cỗ, dựng rạp tiếp khách, trưng bày trang trí phòng tân lang, tân nương với những đồ vật đúng như dành cho những người còn sống.Rất nhiều bức ảnh tư liệu đã được ghi lại về tục lệ này và nhiều người khẳng định rằng, thực sự không còn gì đáng sợ, ám ảnh hơn phải dự một lễ cưới của người chết như thế này. Hiện những bức ảnh kiểu như thế này vẫn trôi nổi trên nhiều trang mạng nước ngoài, những fanpage chuyên chia sẻ những câu chuyện ma quỷ dành cho những người ham mê "cảm giác mạnh".
Mới đây, bức ảnh chụp trong một đám cưới ở Lào đã khiến gia đình cô dâu, chú rể, bạn bè, người thân đều sửng sốt, hoảng sợ... đến nỗi muốn vứt cả album ảnh cưới đi. Cụ thể, trong khoảnh khắc chú rể quỳ xuống đi giày cho cô dâu, một người bạn của chú rể đã chụp lại một tấm hình nhưng hình ảnh phản chiếu trên tấm kính phía sau lưng cô dâu lại hiện lên vô cùng đáng sợ. Ảnh dùng trong bài: Tổng hợp từ Internet.
Phóng to tấm ảnh, có thể thấy trên tấm gương phía sau lưng cô dâu hiện lên hình một khuôn mặt rất gớm ghiếc, đáng sợ với đôi mắt trợn tròn. Hầu hết mọi người cho rằng đó là một bóng ma thực sự, tuy nhiên cũng một số ý kiến nghĩ đó là do ánh sáng từ điện thoại khiến hình ảnh bị mờ và rung. Bức ảnh cưới "có ma" này đang được lan truyền trên nhiều trang mạng của Lào, Thái Lan và gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực.
Trước bức ảnh đám cưới ma ở Lào, dân mạng khu vực Đông Nam Á cũng từng sửng sốt trước tấm hình "tự sướng" của một cặp đôi mới cưới người Malaysia khác. Bức hình này được đăng lên Twitter gần đây bởi tài khoản @itsthemans cũng khiến cho người xem được một phen “nổi da gà”. Tấm gương sau lưng cô gái một lần nữa phản chiếu một hình ảnh kỳ dị với một bóng ma có khuôn mặt trắng ởn, đang nở nụ cười đáng sợ. Tuy nhiên, bức ảnh này đã sớm bị bóc mẽ là một chiêu trò dàn dựng để kiếm like (lượt thích) trên mạng xã hội.
Hồi tháng 4/2015, một cặp đôi ở bang Virginia, Mỹ đã hốt hoảng khi xem lại một tấm ảnh cưới của họ, trong đó xuất hiện vật thể lạ trông giống khuôn mặt của một đứa trẻ xen giữa hai người trông rất ma quái. Sau đó vật thể lạ xen giữa hai người dân mạng đoán ra rất nhiều thứ từ đơn giản đến kỳ quái, ghê rợn như: "Một chiếc áo len màu hồng ai đó bỏ quên" hay "Đó là đứa con chưa sinh ra của cô dâu và chú rể". Sau đó cặp đôi này đã phải nhờ bạn bè thông thạo Photoshop xóa bỏ "khuôn mặt" kỳ dị trong bức ảnh của mình.
Trong thời đại công nghệ phát triển, việc áp dụng những phương pháp chỉnh sửa, cắt ép trong những bức ảnh là rất dễ dàng. Chính vì vậy, không ít khả năng tất cả những bức ảnh cưới ma quái rùng rợn, từng gây sốc cộng đồng mạng quốc tế trên đây chỉ là tác phẩm của công nghệ chỉnh sửa. Ai đó đã tung những hình ảnh này lên mạng để gây sự chú ý, hay đơn giản chỉ là tạo ra một điều gì đó trên mạng xã hội để mọi người cùng tranh luận... cho vui.
Tuy nhiên, song song đó cũng có nhiều bức ảnh đám cưới ma thực sự và nguồn gốc của nó xuất phát từ những hủ tục ở một số vùng miền, cộng đồng dân cư nhỏ. Như bức ảnh "Cưới ma" ở Trung Quốc từng gây bão mạng ở Việt Nam hồi 5/2013, cô dâu trông hệt như một xác chết cứng đờ và khuôn mặt đáng sợ trong bức ảnh đã khiến nhiều người bị ám ảnh.
Sau đó, bức ảnh này được nói rõ là sử dụng để minh họa về "Âm hôn" - làm đám cưới cho người chết, một hủ tục ở Trung Quốc. Tục lệ đám cưới ma được duy trì lâu đời ở Trung Quốc, nguồn gốc được bắt đầu từ thời xa xưa trong lịch sử. Đến nay, tục này vẫn còn ở một số vùng trên đất nước này đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Nghi thức đón dâu trong âm hôn cũng rất chân thật như đời thường. Nhà trai cũng tiến hành mở cỗ, dựng rạp tiếp khách, trưng bày trang trí phòng tân lang, tân nương với những đồ vật đúng như dành cho những người còn sống.
Rất nhiều bức ảnh tư liệu đã được ghi lại về tục lệ này và nhiều người khẳng định rằng, thực sự không còn gì đáng sợ, ám ảnh hơn phải dự một lễ cưới của người chết như thế này. Hiện những bức ảnh kiểu như thế này vẫn trôi nổi trên nhiều trang mạng nước ngoài, những fanpage chuyên chia sẻ những câu chuyện ma quỷ dành cho những người ham mê "cảm giác mạnh".