Nhiếp ảnh gia Đỗ Xuân Bút chia sẻ ý tưởng chụp bộ ảnh: "Ban đầu, tôi có kế hoạch chụp một bộ ảnh của bé gái với trên cánh đồng hoa tam giác mạch. Đến Hà Giang, đi qua những con suối, tôi thấy có nhiều túi nilon, hay trên đường đi còn những túi rác của dân phượt vô tình bỏ lại, khi chụp với hoa tam giác mạch cũng vậy. Cho nên, tôi có ý tưởng chụp bộ ảnh để nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của khách du lịch".Thực hiện bộ ảnh là bé Phan Ngọc Nam Phương (SN 2010, Hà Nội) và bé Nguyễn Hà Linh (2012, Hà Giang). Hình ảnh hai em bé với tấm biển "Xin đừng vứt rác bừa bãi" có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mỗi người.Những túi nilon, vỏ kẹo còn sót lại ở cánh đồng hoa tam giác mạch đang rở rộ.Hai em bé có những việc làm nhân văn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.Gom gọn rác thải và bỏ đúng nơi quy định.Tác giả bộ ảnh chia sẻ: "Tôi muốn ngắm những bông hoa tam giác mạch đón nắng Hà Giang không vướng bận những túi nilon hoặc vỏ kẹo nằm la liệt dưới đất. Tôi muốn trông thấy hoa tam giác mạch nở hoa, cho hạt và làm lương thực giúp người dân tộc qua cơn đói chứ không muốn trông thấy những cây hoa bị nát bởi những vết giày của người miền xuôi".Chăm sóc những cành hoa, nhánh cây bị dập nát.Băng bó "vết thương" cho thân cây.Chỉ bảo nhau phải biết bảo vệ môi trường dù ở bất cứ nơi đâu.Nâng niu, trân trọng từng bông quả, từng hạt cây...Qua bộ ảnh, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: "Tất cả mọi người dù là dân phượt hay du lịch, hãy nâng cao ý thức để giữ gìn những cảnh quan mà thiên nhiên đã trao tặng cho Hà Giang điển hình đó là những bông hoa tam giác mạch và nâng cao ý thức dân phượt tới các mọi miền tổ quốc hãy bảo vệ môi trường hơn".Mê mẩn ngắm hoa tam giác mạch nở rực rỡ trên phiến đá tai mèo. (Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết).
Nhiếp ảnh gia Đỗ Xuân Bút chia sẻ ý tưởng chụp bộ ảnh: "Ban đầu, tôi có kế hoạch chụp một bộ ảnh của bé gái với trên cánh đồng hoa tam giác mạch. Đến Hà Giang, đi qua những con suối, tôi thấy có nhiều túi nilon, hay trên đường đi còn những túi rác của dân phượt vô tình bỏ lại, khi chụp với hoa tam giác mạch cũng vậy. Cho nên, tôi có ý tưởng chụp bộ ảnh để nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của khách du lịch".
Thực hiện bộ ảnh là bé Phan Ngọc Nam Phương (SN 2010, Hà Nội) và bé Nguyễn Hà Linh (2012, Hà Giang). Hình ảnh hai em bé với tấm biển "Xin đừng vứt rác bừa bãi" có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mỗi người.
Những túi nilon, vỏ kẹo còn sót lại ở cánh đồng hoa tam giác mạch đang rở rộ.
Hai em bé có những việc làm nhân văn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
Gom gọn rác thải và bỏ đúng nơi quy định.
Tác giả bộ ảnh chia sẻ: "Tôi muốn ngắm những bông hoa tam giác mạch đón nắng Hà Giang không vướng bận những túi nilon hoặc vỏ kẹo nằm la liệt dưới đất. Tôi muốn trông thấy hoa tam giác mạch nở hoa, cho hạt và làm lương thực giúp người dân tộc qua cơn đói chứ không muốn trông thấy những cây hoa bị nát bởi những vết giày của người miền xuôi".
Chăm sóc những cành hoa, nhánh cây bị dập nát.
Băng bó "vết thương" cho thân cây.
Chỉ bảo nhau phải biết bảo vệ môi trường dù ở bất cứ nơi đâu.
Nâng niu, trân trọng từng bông quả, từng hạt cây...
Qua bộ ảnh, tác giả muốn gửi gắm thông điệp: "Tất cả mọi người dù là dân phượt hay du lịch, hãy nâng cao ý thức để giữ gìn những cảnh quan mà thiên nhiên đã trao tặng cho Hà Giang điển hình đó là những bông hoa tam giác mạch và nâng cao ý thức dân phượt tới các mọi miền tổ quốc hãy bảo vệ môi trường hơn".
Mê mẩn ngắm hoa tam giác mạch nở rực rỡ trên phiến đá tai mèo. (Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết).