Tháng 11 vừa qua, cả nước Mỹ và nhiều người trên thế giới đã dõi theo câu chuyện cảm động của cậu bé 5 tuổi mắc bệnh ung thư máu, có ước mơ trở thành người hùng giải cứu thế giới. Cậu bé Miles Scott đã được người dân thành phố San Francisco và tổ chức mang tên Make – A – Wish giúp đỡ để thực hiện ước mơ của mình.
Tổ chức Make – A – Wish đã dàn dựng những vụ tai nạn, trộm cướp giả để đưa Miles Scott đóng vai một cậu bé người dơi (Batkid) vào giải cứu, giúp Miles Scott thực hiện được ước mơ trở thành người hùng. Câu chuyện cảm động, giàu tình người được lan truyền trên Twitter và Facebook, khiến hàng triệu người cảm động.
Ông Billy Ray Harris, một người vô gia cư sống tại thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ đã khiến nhiều người trên thế giới cảm kích khi trả lại chiếc nhẫn kim cương cực đắt giá mà ông nhặt được cho người bị mất. Câu chuyện này thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và nó cũng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trên cộng đồng mạng.
Cô Sarah Darling, khi cho ông Billy một chút tiền lẻ đã không để ý rằng mình đánh rơi chiếc nhẫn vào cốc đựng tiền của người vô gia cư này. Cô thật may mắn khi gặp một người nghèo khổ sống có đạo đức, đã trả lại cho cô chiếc nhẫn ngay lập tức. Cô Sarah đã vô cùng cảm kích và cám ơn ông Billy bằng tất cả sốt tiền cô có trong người.
Cụ Harold Jellicoe Percival, một cựu chiến binh 99 tuổi ở Lancashire, Anh tham gia trong thế chiến thứ 2, sau khi qua đời không có bạn bè, người thân ở bên đã được một giám đốc nhà tang lễ địa phương lo cho toàn bộ hậu sự. Vị giám đốc này đã viết một tờ giấy báo tử đăng lên báo địa phương và Facebook để thông báo việc người cựu chiến binh qua đời. Thông tin trên được lan truyền nhanh trên mạng xã hội, nhờ đó cụ Percival đã được nhiều người biết đến và ghi nhận công lao của cụ. Hơn 700 người đã đến tham dự đám tang của cụ, những lời tiễn biệt, vòng hoa được gửi về từ nhiều nơi trên thế giới. Cụ bà Karen Klein, 69 tuổi, ở New York (Mỹ) được biết đến trong clip bị một nhóm học sinh bắt nạt trên xe buýt. Sau sự việc này, nước Mỹ đã kêu gọi quyên góp cho cụ 200 nghìn USD để giúp cụ bà được nghỉ ngơi, nhưng cụ bà Karen Klein trích ngay một phần lớn trong số tiền này để làm nhiều việc có ý nghĩa. Cụ bà Karen Klein đã xin tha cho những đứa trẻ đã bắt nạt, hỗn láo khiến bà bật khóc trên xe buýt, chỉ mong chúng học được cách tôn trọng người khác. Đồng thời, bà cũng tặng số tiền 100 nghìn USD để thành lập hội chống lại những hành vi bắt nạt, xúc phạm người khác ở nơi công cộng. Hành động vị tha của bà cụ được lan truyền và được nhiều người ủng hộ.
Cô Sarah Hoidahl, một bà mẹ đơn thân, 22 tuổi, làm phục vụ bàn ở một quán ăn tại Concord, bang New Hampshire đã bỏ ra gần 30 USD để mời 2 người lính đang băn khoăn khi chọn món ăn. Khi thấy 2 anh lính vệ binh quốc gia vào quán ăn và đắn đo khi chọn món, cô Sarah biết họ không có nhiều tiền nên đã mời họ hai phần ăn giá 27,75 USD và chỉ giữ lại 8 USD trong túi. Người lính rất cảm kích và sau đó đăng ảnh của Sarah cùng câu chuyện đầy tình người lên Facebook, thu hút đến 10 nghìn người like. Cô Sarah sau đó được thưởng 10 nghìn USD và tặng quà vì hành động đẹp của mình.Bức ảnh nhân viên cảnh sát tặng giày cho một người vô gia cư lan truyền trên khắp thế giới là câu chuyện của Larry DePrimo làm cảnh sát tại New York, Mỹ. Anh này mua hẳn một đôi giày mới để tặng cho ông Jeffrey Hillman đang co ro trong một đêm lạnh trên Quảng trường Thời đại. Tuy nhiên hành động đẹp của Larry DePrimo đã dành tặng nhầm người, sau khi điều tra, các phóng viên đã phát hiện ra Jeffrey Hillman là kẻ lưu manh, sở hữu đến hơn 30 đôi giày tại nhà riêng và có thu nhập 1 nghìn USD mỗi tháng. Câu chuyện này được chia sẻ với nhiều suy nghĩ khác nhau, nhưng phần lớn cư dân mạng vẫn bày tỏ sự cảm kích trước hành động đẹp của Larry DePrimo.
Scott Widak ở Illinois, Mỹ, một bệnh nhân mắc hội chứng Down đang trở nên hạnh phúc, ấm áp hơn trong những ngày tháng cuối đời khi được cháu trai của mình cùng rất nhiều người trên mạng xã hội động viên qua một hòm thư đặc biệt. Cháu của Widak đã kêu gọi mọi người, bạn bè viết thư động viên chú mình bằng một bài đăng trên mạng xã hội. Dù bài đăng này đã được gỡ xuống sau 4 giờ đăng tải nhưng cũng đã có rất nhiều người hưởng ứng, gửi gắm tình cảm của mình cho Widak. Trong những ngày cuối cùng, Widak đã nhận được hàng trăm bức thư từ khắp nơi trên thế giới, các tác phẩm nghệ thuật hay, đĩa nhạc, DVD và quà lưu niệm...
Chàng trai 19 tuổi Joey Prusak, làm việc trong một cửa hàng bánh kem tại Minnesota, Mỹ đã được khen ngợi rất nhiều sau khi bảo vệ cho một khách hàng khiếm thị. Người khách khiếm thị này khi vào tiệm của Joey đã đánh rơi 20 USD và bị một người phụ nữ khác nẫng mất. Joey đã lên tiếng và bảo vệ cho người khách tội nghiệp này.Joey Prusak khuyên người phụ nữ nên trả lại 20 USD nhặt được nhưng không nhận được sự đồng tình. Anh chàng quyết định không bán hàng, phục vụ cho bà khác và bỏ 20 USD của chính mình trả lại cho vị khách khiếm thị. Chủ cửa hàng bánh sau khi biết được hành động của Joey đã dành tặng anh nhiều lời khen, thậm chí hỗ trợ tiền để Joey được đi học đại học.
Tháng 11 vừa qua, cả nước Mỹ và nhiều người trên thế giới đã dõi theo câu chuyện cảm động của cậu bé 5 tuổi mắc bệnh ung thư máu, có ước mơ trở thành người hùng giải cứu thế giới. Cậu bé Miles Scott đã được người dân thành phố San Francisco và tổ chức mang tên Make – A – Wish giúp đỡ để thực hiện ước mơ của mình.
Tổ chức Make – A – Wish đã dàn dựng những vụ tai nạn, trộm cướp giả để đưa Miles Scott đóng vai một cậu bé người dơi (Batkid) vào giải cứu, giúp Miles Scott thực hiện được ước mơ trở thành người hùng. Câu chuyện cảm động, giàu tình người được lan truyền trên Twitter và Facebook, khiến hàng triệu người cảm động.
Ông Billy Ray Harris, một người vô gia cư sống tại thành phố Kansas, bang Missouri, Mỹ đã khiến nhiều người trên thế giới cảm kích khi trả lại chiếc nhẫn kim cương cực đắt giá mà ông nhặt được cho người bị mất. Câu chuyện này thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và nó cũng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực trên cộng đồng mạng.
Cô Sarah Darling, khi cho ông Billy một chút tiền lẻ đã không để ý rằng mình đánh rơi chiếc nhẫn vào cốc đựng tiền của người vô gia cư này. Cô thật may mắn khi gặp một người nghèo khổ sống có đạo đức, đã trả lại cho cô chiếc nhẫn ngay lập tức. Cô Sarah đã vô cùng cảm kích và cám ơn ông Billy bằng tất cả sốt tiền cô có trong người.
Cụ Harold Jellicoe Percival, một cựu chiến binh 99 tuổi ở Lancashire, Anh tham gia trong thế chiến thứ 2, sau khi qua đời không có bạn bè, người thân ở bên đã được một giám đốc nhà tang lễ địa phương lo cho toàn bộ hậu sự. Vị giám đốc này đã viết một tờ giấy báo tử đăng lên báo địa phương và Facebook để thông báo việc người cựu chiến binh qua đời.
Thông tin trên được lan truyền nhanh trên mạng xã hội, nhờ đó cụ Percival đã được nhiều người biết đến và ghi nhận công lao của cụ. Hơn 700 người đã đến tham dự đám tang của cụ, những lời tiễn biệt, vòng hoa được gửi về từ nhiều nơi trên thế giới.
Cụ bà Karen Klein, 69 tuổi, ở New York (Mỹ) được biết đến trong clip bị một nhóm học sinh bắt nạt trên xe buýt. Sau sự việc này, nước Mỹ đã kêu gọi quyên góp cho cụ 200 nghìn USD để giúp cụ bà được nghỉ ngơi, nhưng cụ bà Karen Klein trích ngay một phần lớn trong số tiền này để làm nhiều việc có ý nghĩa.
Cụ bà Karen Klein đã xin tha cho những đứa trẻ đã bắt nạt, hỗn láo khiến bà bật khóc trên xe buýt, chỉ mong chúng học được cách tôn trọng người khác. Đồng thời, bà cũng tặng số tiền 100 nghìn USD để thành lập hội chống lại những hành vi bắt nạt, xúc phạm người khác ở nơi công cộng. Hành động vị tha của bà cụ được lan truyền và được nhiều người ủng hộ.
Cô Sarah Hoidahl, một bà mẹ đơn thân, 22 tuổi, làm phục vụ bàn ở một quán ăn tại Concord, bang New Hampshire đã bỏ ra gần 30 USD để mời 2 người lính đang băn khoăn khi chọn món ăn.
Khi thấy 2 anh lính vệ binh quốc gia vào quán ăn và đắn đo khi chọn món, cô Sarah biết họ không có nhiều tiền nên đã mời họ hai phần ăn giá 27,75 USD và chỉ giữ lại 8 USD trong túi. Người lính rất cảm kích và sau đó đăng ảnh của Sarah cùng câu chuyện đầy tình người lên Facebook, thu hút đến 10 nghìn người like. Cô Sarah sau đó được thưởng 10 nghìn USD và tặng quà vì hành động đẹp của mình.
Bức ảnh nhân viên cảnh sát tặng giày cho một người vô gia cư lan truyền trên khắp thế giới là câu chuyện của Larry DePrimo làm cảnh sát tại New York, Mỹ. Anh này mua hẳn một đôi giày mới để tặng cho ông Jeffrey Hillman đang co ro trong một đêm lạnh trên Quảng trường Thời đại.
Tuy nhiên hành động đẹp của Larry DePrimo đã dành tặng nhầm người, sau khi điều tra, các phóng viên đã phát hiện ra Jeffrey Hillman là kẻ lưu manh, sở hữu đến hơn 30 đôi giày tại nhà riêng và có thu nhập 1 nghìn USD mỗi tháng. Câu chuyện này được chia sẻ với nhiều suy nghĩ khác nhau, nhưng phần lớn cư dân mạng vẫn bày tỏ sự cảm kích trước hành động đẹp của Larry DePrimo.
Scott Widak ở Illinois, Mỹ, một bệnh nhân mắc hội chứng Down đang trở nên hạnh phúc, ấm áp hơn trong những ngày tháng cuối đời khi được cháu trai của mình cùng rất nhiều người trên mạng xã hội động viên qua một hòm thư đặc biệt. Cháu của Widak đã kêu gọi mọi người, bạn bè viết thư động viên chú mình bằng một bài đăng trên mạng xã hội.
Dù bài đăng này đã được gỡ xuống sau 4 giờ đăng tải nhưng cũng đã có rất nhiều người hưởng ứng, gửi gắm tình cảm của mình cho Widak. Trong những ngày cuối cùng, Widak đã nhận được hàng trăm bức thư từ khắp nơi trên thế giới, các tác phẩm nghệ thuật hay, đĩa nhạc, DVD và quà lưu niệm...
Chàng trai 19 tuổi Joey Prusak, làm việc trong một cửa hàng bánh kem tại Minnesota, Mỹ đã được khen ngợi rất nhiều sau khi bảo vệ cho một khách hàng khiếm thị. Người khách khiếm thị này khi vào tiệm của Joey đã đánh rơi 20 USD và bị một người phụ nữ khác nẫng mất. Joey đã lên tiếng và bảo vệ cho người khách tội nghiệp này.
Joey Prusak khuyên người phụ nữ nên trả lại 20 USD nhặt được nhưng không nhận được sự đồng tình. Anh chàng quyết định không bán hàng, phục vụ cho bà khác và bỏ 20 USD của chính mình trả lại cho vị khách khiếm thị. Chủ cửa hàng bánh sau khi biết được hành động của Joey đã dành tặng anh nhiều lời khen, thậm chí hỗ trợ tiền để Joey được đi học đại học.