Đội nữ khiêng cá mập Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) gồm khoảng 30 người sống cùng thôn. Khi có tàu câu cá mập trở về, họ gọi điện thông báo cho nhau để cùng đi khiêng thuê. Công việc này đã có từ 20 năm qua. Tuy gọi là một đội nhưng không hề có đội trưởng. Tiền công nhận được sẽ chia đều cho mỗi chị em, từ 50.000 đồng trở lên tùy theo chuyến đi biển no hoặc đói.Nhiều người tưởng phái nữ vốn “chân yếu tay mềm” nhưng với các chị em nơi đây lại là hậu phương vững chắc cho mỗi chuyến tàu câu cá mập từ Hoàng Sa trở về. Hàng ngày, những phụ nữ này ở bến cá chờ tàu về. Tàu câu cá mập thường đi lâu ngày ở các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa sau đó mang về những con cá mập nặng hàng tạ. Nhiều người chung tay mới vác nổi. Không có dụng cụ hỗ trợ, phụ nữ ở Thủy Đầm phải dùng tay để lăn cá lên trên gần chục chiếc đòn gánh. Việc đo trọng lượng cũng đặc biệt, ba chiếc cân được đặt ở các vị trí dọc chiều dài cá. Để khiêng cá nặng nửa tấn lên thùng xe tải chị em vẫn phải nhờ đến cánh mày râu giúp sức.So với công việc khiêng cá trên bờ, đội kéo cá lên xe tải đông lạnh thường vất vả hơn, tiền công vì thế cũng được bồi dưỡng hơn từ 10.000 – 20.000 đồng mỗi người. Phút nghỉ ngơi của đội nữ khiêng cá mập. Bà Ngô Thị Thường (61 tuổi), người lớn tuổi nhất. Bữa tối vội vàng của chị Huỳnh Thị Đứng để có sức tiếp tục công việc. Chị cho biết nhiều lúc tàu cập cảng muộn mọi người phải khiêng cá tới 22h đêm mới xong.
Đội nữ khiêng cá mập Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) gồm khoảng 30 người sống cùng thôn. Khi có tàu câu cá mập trở về, họ gọi điện thông báo cho nhau để cùng đi khiêng thuê. Công việc này đã có từ 20 năm qua.
Tuy gọi là một đội nhưng không hề có đội trưởng. Tiền công nhận được sẽ chia đều cho mỗi chị em, từ 50.000 đồng trở lên tùy theo chuyến đi biển no hoặc đói.
Nhiều người tưởng phái nữ vốn “chân yếu tay mềm” nhưng với các chị em nơi đây lại là hậu phương vững chắc cho mỗi chuyến tàu câu cá mập từ Hoàng Sa trở về.
Hàng ngày, những phụ nữ này ở bến cá chờ tàu về. Tàu câu cá mập thường đi lâu ngày ở các vùng biển xa như Hoàng Sa, Trường Sa sau đó mang về những con cá mập nặng hàng tạ.
Nhiều người chung tay mới vác nổi.
Không có dụng cụ hỗ trợ, phụ nữ ở Thủy Đầm phải dùng tay để lăn cá lên trên gần chục chiếc đòn gánh.
Việc đo trọng lượng cũng đặc biệt, ba chiếc cân được đặt ở các vị trí dọc chiều dài cá.
Để khiêng cá nặng nửa tấn lên thùng xe tải chị em vẫn phải nhờ đến cánh mày râu giúp sức.
So với công việc khiêng cá trên bờ, đội kéo cá lên xe tải đông lạnh thường vất vả hơn, tiền công vì thế cũng được bồi dưỡng hơn từ 10.000 – 20.000 đồng mỗi người.
Phút nghỉ ngơi của đội nữ khiêng cá mập. Bà Ngô Thị Thường (61 tuổi), người lớn tuổi nhất.
Bữa tối vội vàng của chị Huỳnh Thị Đứng để có sức tiếp tục công việc. Chị cho biết nhiều lúc tàu cập cảng muộn mọi người phải khiêng cá tới 22h đêm mới xong.