Giò nghé là món đặc sản nổi tiếng của Đồ Sơn, được chế biến đặc biệt từ
thịt nghé tươi ngon cùng với các gia vị đi kèm không thể thiếu. Khác với
những món đặc sản khác, món ăn này chỉ có trong Tết. Khác với các loại giò bình thường, bên trong giò nghé là những thớ thịt
xen kẽ nhau cùng với gia vị hạt tiêu, mỡ và đặc biệt là lớp nước từ
thịt đã đông lại và bao quanh cả cây giò tạo nên hình ảnh rất
đẹp mắt. Món giò này giòn mà không dai cùng với vị ngọt đậm đà từ thịt
và nước đông. Tưởng như bình thường, nhưng ở Đồ Sơn, rau muống là một trong những loại
rau đặc sản được người dân và du khách tìm đến thưởng thức nhiều nhất.
Do đất trồng ở đây chua mặn quanh năm, nên cây rau muống Đồ Sơn còi cọc
và không cao. Bù lại, nó có vị ngọt, chát và đặc biệt rất giòn, rất hấp
dẫn. Do ở Đồ Sơn chỉ có hai nơi có thể trồng được rau muống giòn là khu Cầu
Tre và ruộng chua mặn Đầm Nghè nên loại rau này cũng không có nhiều để
bán. Thực khách có thể mua được rau muống Đồ Sơn tại chợ Cầu Vồng hoặc
thưởng thức tại một số nhà hàng khu vực nghỉ mát Đồ Sơn. Rau muống Đồ
Sơn ngon nhất là om với ghẹ và xào thịt trâu chọi. Thịt trâu chọi Đồ Sơn là một trong những món ăn khó kiếm vì một năm du
khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn này. Đó là sau các giải chọi
trâu, tất cả các ông trâu – bất kể thắng thua – đều được đem đi tế thần
và xẻ thịt. Do được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đặc biệt, trâu chọi cho một loại thịt rất tuyệt vời. Thịt trâu chọi có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như thịt
trâu luộc chấm tương gừng, thịt trâu xào khế hay thịt trâu xào rau muống
Đồ Sơn. Nộm sứa là món ăn ưa thích của người dân Đồ Sơn và cũng là một đặc sản
của vùng đất này. Món ăn này có từ tháng 5, khi kết thúc mùa khai thác
sứa. Quá trình chế biến nộm sứa rất kỳ công, gồm nhiều giai đoạn khác
nhau như phân loại, sơ chế để loại bỏ độc tố, nhớt, bảo quản, tẩm ướp… Sứa đã được chế biến có hình giống như râu mực, được thía mỏng, màu
trắng trong suốt như thủy tinh, ăn giòn và có vị ngọt của hải sản. Sứa
chỉ được trộn ngay lúc khách ăn với đủ loại gia vị là rau thơm và giò
luộc thái chỉ. Người ăn nộm sứa gắp ra bát, dùng thìa múc nước chấm rưới
lên nộm trong bát để ăn. Nộm sứa ngon hay không phụ thuộc nhiếu vào
nước chấm, cũng có nhiều loại khác nhau. Gỏi sam cũng được coi là một món đặc sản mà du khách ghé thăm Đồ Sơn
không nên bỏ qua. Nguyên liệu chính của món ăn này là một con sam cái có
trứng. Đây là một loài động vật giáp xác có hình thù kỳ dị và cổ xưa,
xuất hiện trên trái đất từ trước thời đại của các loài khủng long. Sam sẽ được nướng chín, tách vỏ lấy trứng, cạo rửa thịt luộc chín, xắt
mỏng. Trứng và thịt sam sẽ được trộn chung với tép bưởi, nước mắm, ớt,
giấm, đường đậu phộng rang giã giập, rau răm. Khi dọn ra dĩa, món ăn
được rắc rau răm và đậu phộng lên, ăn kèm với bánh tráng ngọt nướng. Đây
là món ăn mà dân nhậu cực mê. Ảnh: Internet.
Giò nghé là món đặc sản nổi tiếng của Đồ Sơn, được chế biến đặc biệt từ
thịt nghé tươi ngon cùng với các gia vị đi kèm không thể thiếu. Khác với
những món đặc sản khác, món ăn này chỉ có trong Tết.
Khác với các loại giò bình thường, bên trong giò nghé là những thớ thịt
xen kẽ nhau cùng với gia vị hạt tiêu, mỡ và đặc biệt là lớp nước từ
thịt đã đông lại và bao quanh cả cây giò tạo nên hình ảnh rất
đẹp mắt. Món giò này giòn mà không dai cùng với vị ngọt đậm đà từ thịt
và nước đông.
Tưởng như bình thường, nhưng ở Đồ Sơn, rau muống là một trong những loại
rau đặc sản được người dân và du khách tìm đến thưởng thức nhiều nhất.
Do đất trồng ở đây chua mặn quanh năm, nên cây rau muống Đồ Sơn còi cọc
và không cao. Bù lại, nó có vị ngọt, chát và đặc biệt rất giòn, rất hấp
dẫn.
Do ở Đồ Sơn chỉ có hai nơi có thể trồng được rau muống giòn là khu Cầu
Tre và ruộng chua mặn Đầm Nghè nên loại rau này cũng không có nhiều để
bán. Thực khách có thể mua được rau muống Đồ Sơn tại chợ Cầu Vồng hoặc
thưởng thức tại một số nhà hàng khu vực nghỉ mát Đồ Sơn. Rau muống Đồ
Sơn ngon nhất là om với ghẹ và xào thịt trâu chọi.
Thịt trâu chọi Đồ Sơn là một trong những món ăn khó kiếm vì một năm du
khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn này. Đó là sau các giải chọi
trâu, tất cả các ông trâu – bất kể thắng thua – đều được đem đi tế thần
và xẻ thịt. Do được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đặc biệt, trâu chọi cho một loại thịt rất tuyệt vời.
Thịt trâu chọi có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như thịt
trâu luộc chấm tương gừng, thịt trâu xào khế hay thịt trâu xào rau muống
Đồ Sơn.
Nộm sứa là món ăn ưa thích của người dân Đồ Sơn và cũng là một đặc sản
của vùng đất này. Món ăn này có từ tháng 5, khi kết thúc mùa khai thác
sứa. Quá trình chế biến nộm sứa rất kỳ công, gồm nhiều giai đoạn khác
nhau như phân loại, sơ chế để loại bỏ độc tố, nhớt, bảo quản, tẩm ướp…
Sứa đã được chế biến có hình giống như râu mực, được thía mỏng, màu
trắng trong suốt như thủy tinh, ăn giòn và có vị ngọt của hải sản. Sứa
chỉ được trộn ngay lúc khách ăn với đủ loại gia vị là rau thơm và giò
luộc thái chỉ. Người ăn nộm sứa gắp ra bát, dùng thìa múc nước chấm rưới
lên nộm trong bát để ăn. Nộm sứa ngon hay không phụ thuộc nhiếu vào
nước chấm, cũng có nhiều loại khác nhau.
Gỏi sam cũng được coi là một món đặc sản mà du khách ghé thăm Đồ Sơn
không nên bỏ qua. Nguyên liệu chính của món ăn này là một con sam cái có
trứng. Đây là một loài động vật giáp xác có hình thù kỳ dị và cổ xưa,
xuất hiện trên trái đất từ trước thời đại của các loài khủng long.
Sam sẽ được nướng chín, tách vỏ lấy trứng, cạo rửa thịt luộc chín, xắt
mỏng. Trứng và thịt sam sẽ được trộn chung với tép bưởi, nước mắm, ớt,
giấm, đường đậu phộng rang giã giập, rau răm. Khi dọn ra dĩa, món ăn
được rắc rau răm và đậu phộng lên, ăn kèm với bánh tráng ngọt nướng. Đây
là món ăn mà dân nhậu cực mê. Ảnh: Internet.