Mới đây, nói về kế hoạch di chuyển những người đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề do ni sư Thích Đàm Lan làm trụ trì, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, dự kiến ngay trong tuần này, 34 trường hợp đầu tiên sẽ được chuyển về các Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Những trường hợp còn lại sẽ tiếp tục được chuyển đi khi phân loại xong. Theo đó, 3 Trung tâm bảo trợ xã hội dự kiến sẽ tiếp nhận số đối tượng nói trên gồm: Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em bị nhiễm HIV, phần lớn là bị nhiễm từ khi mới lọt lòng mẹ.
Các mẹ nuôi đại đa số đã từng là học viên ở trung tâm (nghiện ma túy, hành nghề mại dâm, nhiễm HIV) khi hết thời hạn tự nguyện ở lại trung tâm chăm sóc trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ nuôi là người ở ngoài xin vào, vì thương cảm trước hoàn cảnh của các cháu. Hiện ở chùa Bồ Đề có 1 trẻ em bị nhiễm HIV sẽ được chuyển về trung tâm này.Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 đóng tại thôn Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi tổ chức quản lí chăm sóc, nuôi dưỡng những đối tượng như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại đây, trẻ mồ côi, bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi tù, lang thang không rõ lai lịch được trung tâm nuôi dưỡng đến 15 tuổi sẽ trả về địa phương. Ngoài cơ sở ở Tây Mỗ, trung tâm này còn có 1 cơ sở khác ở số 42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, cơ sở này chỉ quản lí tiếp nhận và nuôi dưỡng đối tượng là trẻ em. Những người già và một số trẻ em tại chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây. Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, trực thuộc Sở Lao động Thương binh & xã hội Hà Nội được thành lập từ năm 1966, nằm tại xã Thụy An, huyện Ba Vì. Trung tâm có nhiệm vụ là tiếp nhận quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và chữa bệnh thông thường cho những đối tượng bảo trợ xã hội... Theo thống kê đến cuối năm 2013, trung tâm này nuôi dưỡng 167 người già cô đơn và người tàn tật độ tuổi từ 18 trở lên và 135 trẻ em tàn tật độ tuổi dưới 18; 25 trẻ em sơ sinh; đặc biệt còn có 50 người bại liệt tàn tật nặng và 80 trẻ em bị bại não. Hiện những người già và trẻ em bị tàn tật ở chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây. Hiện chùa Bồ Đề có 194 người ăn ở tại chùa, gồm cả người lớn và trẻ em, trong đó có 135 người là đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài 34 trường hợp đầu tiên (đã được phân loại xong) sẽ được chuyển đi trong tuần này, hiện quận Long Biên phối hợp với chùa Bồ Đề đang phân loại những trường hợp còn lại để có kế hoạch di chuyển phù hợp. Theo quy định, khi được chuyển từ chùa Bồ Đề về các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội nói trên sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách nuôi dưỡng theo quy định của thành phố, mức chế độ nuôi dưỡng được hưởng thấp nhất là 700.000 đồng/người/tháng, cộng thêm khoản chi phí khác là 100.000 đồng/người/tháng.
Mới đây, nói về kế hoạch di chuyển những người đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề do ni sư Thích Đàm Lan làm trụ trì, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, dự kiến ngay trong tuần này, 34 trường hợp đầu tiên sẽ được chuyển về các Trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố. Những trường hợp còn lại sẽ tiếp tục được chuyển đi khi phân loại xong.
Theo đó, 3 Trung tâm bảo trợ xã hội dự kiến sẽ tiếp nhận số đối tượng nói trên gồm: Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội.
Trung tâm Giám dục lao động xã hội số 2 ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi nuôi dưỡng khoảng 100 trẻ em bị nhiễm HIV, phần lớn là bị nhiễm từ khi mới lọt lòng mẹ.
Các mẹ nuôi đại đa số đã từng là học viên ở trung tâm (nghiện ma túy, hành nghề mại dâm, nhiễm HIV) khi hết thời hạn tự nguyện ở lại trung tâm chăm sóc trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ nuôi là người ở ngoài xin vào, vì thương cảm trước hoàn cảnh của các cháu. Hiện ở chùa Bồ Đề có 1 trẻ em bị nhiễm HIV sẽ được chuyển về trung tâm này.
Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 đóng tại thôn Miêu Nha, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội. Đây là nơi tổ chức quản lí chăm sóc, nuôi dưỡng những đối tượng như người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tại đây, trẻ mồ côi, bố mẹ bỏ nhau, bố mẹ đi tù, lang thang không rõ lai lịch được trung tâm nuôi dưỡng đến 15 tuổi sẽ trả về địa phương.
Ngoài cơ sở ở Tây Mỗ, trung tâm này còn có 1 cơ sở khác ở số 42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, cơ sở này chỉ quản lí tiếp nhận và nuôi dưỡng đối tượng là trẻ em. Những người già và một số trẻ em tại chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây.
Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội, trực thuộc Sở Lao động Thương binh & xã hội Hà Nội được thành lập từ năm 1966, nằm tại xã Thụy An, huyện Ba Vì. Trung tâm có nhiệm vụ là tiếp nhận quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và chữa bệnh thông thường cho những đối tượng bảo trợ xã hội...
Theo thống kê đến cuối năm 2013, trung tâm này nuôi dưỡng 167 người già cô đơn và người tàn tật độ tuổi từ 18 trở lên và 135 trẻ em tàn tật độ tuổi dưới 18; 25 trẻ em sơ sinh; đặc biệt còn có 50 người bại liệt tàn tật nặng và 80 trẻ em bị bại não. Hiện những người già và trẻ em bị tàn tật ở chùa Bồ Đề sẽ được chuyển về đây.
Hiện chùa Bồ Đề có 194 người ăn ở tại chùa, gồm cả người lớn và trẻ em, trong đó có 135 người là đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài 34 trường hợp đầu tiên (đã được phân loại xong) sẽ được chuyển đi trong tuần này, hiện quận Long Biên phối hợp với chùa Bồ Đề đang phân loại những trường hợp còn lại để có kế hoạch di chuyển phù hợp.
Theo quy định, khi được chuyển từ chùa Bồ Đề về các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội nói trên sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách nuôi dưỡng theo quy định của thành phố, mức chế độ nuôi dưỡng được hưởng thấp nhất là 700.000 đồng/người/tháng, cộng thêm khoản chi phí khác là 100.000 đồng/người/tháng.