Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai.
Với chiều dài lên tới 50 km cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn nổi tiếng, đường đèo Ô Quy Hồ là một thách thức lớn đối với các tài xế đường dài, bởi cung đường hiểm trở, một bên là vực sâu và một bên là núi cao. Đỉnh đèo ở độ cao gần 2.000 m, nên nơi đây còn có cái tên là Cổng Trời.Đoạn đường đèo Tòng Sành - Dốc 3 tầng trên quốc lộ 4D thuộc địa phận Sapa - tỉnh Lào Cai là đoạn cua gấp khúc, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, từng xảy ra nhiều tai nạn giao thông mà vụ tai nạn thương tâm mới đây nhất là vụ chiếc xe khách giường nằm Sao Việt bị lao xuống vực, hơn 50 người thương vong vào tối 1/9/2014.Đèo Pha Đin - Sơn La.
Đèo Pha Đin nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, với hai đầu nằm ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với tổng chiều dài 32 km, con đèo này có địa thế hết sức hiểm trở, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Hơn nữa, nơi đây còn có vô số các khúc cua nguy hiểm như cua tay áo, cua chữ A, chữ Z nối tiếp nhau khiến nó được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc. Đèo Pha Đin năm nào cũng chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm. Mới đây nhất, vào ngày 26/12/2013, một chiếc xe khách giường nằm chở 30 người đến lưng chừng đèo Pha Đin thì lao xuống vực. Hậu quả, 1 người chết, 4 người bị thương. Đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang.
Là một cung đường dài khoảng 20 km với độ cao 1.200 m, đèo Mã Pí Lèng thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn – một vùng núi đá được hình thành từ kỷ Devon cho đến kỷ Pecmi. Nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, con đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Đây có lẽ là lý do người ta ví Mã Pí Lèng là vua của những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Đèo Khau Phạ - Yên Bái.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường vượt qua ngọn núi cao nhất ở Mù Cang Chải – đỉnh Khau Phạ. Nó còn nổi tiếng quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Con đèo này đặc biệt nguy hiểm vào những ngày sương mù vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào. Đèo Mã Phục - Cao Bằng.
Đèo Mã Phục nằm trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách thành phố Cao Bằng 22 km. Đường đèo Mã Phục không rộng và không nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo, đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua để xuống, rất nguy hiểm cho xe khách đường dài, nhất là xe giường nằm.Đèo Ngang - Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đường đèo này tuy không dốc như các đường đèo ở các tỉnh phía Bắc, nhưng có những đoạn vòng vèo, khúc khuỷu. Đèo Ngoạn Mục - Ninh Thuận.
Đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km và có độ dốc trung bình trên 9 độ, là con đèo có độ dốc lớn nhất các tỉnh phía Nam. Con đèo này chạy men theo sườn núi dựng đứng nối thung lũng Ninh Sơn với Cao nguyên Lang Biang nên độ dốc lớn, khá nguy hiểm với các xe khách, xe giường nằm lưu thông qua. Đèo Hải Vân - Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân dài khoảng 20km, nối liền hai tỉnh thành Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng, đỉnh đèo cao gần 500m. Đèo có một số đoạn cua gấp khúc nên nếu lái xe không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn.
Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai.
Với chiều dài lên tới 50 km cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn nổi tiếng, đường đèo Ô Quy Hồ là một thách thức lớn đối với các tài xế đường dài, bởi cung đường hiểm trở, một bên là vực sâu và một bên là núi cao. Đỉnh đèo ở độ cao gần 2.000 m, nên nơi đây còn có cái tên là Cổng Trời.
Đoạn đường đèo Tòng Sành - Dốc 3 tầng trên quốc lộ 4D thuộc địa phận Sapa - tỉnh Lào Cai là đoạn cua gấp khúc, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, từng xảy ra nhiều tai nạn giao thông mà vụ tai nạn thương tâm mới đây nhất là vụ chiếc xe khách giường nằm Sao Việt bị lao xuống vực, hơn 50 người thương vong vào tối 1/9/2014.
Đèo Pha Đin - Sơn La.
Đèo Pha Đin nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, với hai đầu nằm ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với tổng chiều dài 32 km, con đèo này có địa thế hết sức hiểm trở, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Hơn nữa, nơi đây còn có vô số các khúc cua nguy hiểm như cua tay áo, cua chữ A, chữ Z nối tiếp nhau khiến nó được mệnh danh là một trong những đường đèo nguy hiểm nhất vùng Tây Bắc.
Đèo Pha Đin năm nào cũng chứng kiến những vụ tai nạn thương tâm. Mới đây nhất, vào ngày 26/12/2013, một chiếc xe khách giường nằm chở 30 người đến lưng chừng đèo Pha Đin thì lao xuống vực. Hậu quả, 1 người chết, 4 người bị thương.
Đèo Mã Pí Lèng - Hà Giang.
Là một cung đường dài khoảng 20 km với độ cao 1.200 m, đèo Mã Pí Lèng thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn – một vùng núi đá được hình thành từ kỷ Devon cho đến kỷ Pecmi. Nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, con đèo này nổi tiếng với những cung đường uốn lượn vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác. Đây có lẽ là lý do người ta ví Mã Pí Lèng là vua của những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam.
Đèo Khau Phạ - Yên Bái.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường vượt qua ngọn núi cao nhất ở Mù Cang Chải – đỉnh Khau Phạ. Nó còn nổi tiếng quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Con đèo này đặc biệt nguy hiểm vào những ngày sương mù vì không có rào chắn hay bất kỳ biển cảnh báo nào.
Đèo Mã Phục - Cao Bằng.
Đèo Mã Phục nằm trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách thành phố Cao Bằng 22 km. Đường đèo Mã Phục không rộng và không nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo, đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua để xuống, rất nguy hiểm cho xe khách đường dài, nhất là xe giường nằm.
Đèo Ngang - Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đường đèo này tuy không dốc như các đường đèo ở các tỉnh phía Bắc, nhưng có những đoạn vòng vèo, khúc khuỷu.
Đèo Ngoạn Mục - Ninh Thuận.
Đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km và có độ dốc trung bình trên 9 độ, là con đèo có độ dốc lớn nhất các tỉnh phía Nam. Con đèo này chạy men theo sườn núi dựng đứng nối thung lũng Ninh Sơn với Cao nguyên Lang Biang nên độ dốc lớn, khá nguy hiểm với các xe khách, xe giường nằm lưu thông qua.
Đèo Hải Vân - Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân dài khoảng 20km, nối liền hai tỉnh thành Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng, đỉnh đèo cao gần 500m. Đèo có một số đoạn cua gấp khúc nên nếu lái xe không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn.