Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ H'mông gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Phụ nữ H'mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ H'mông Trắng váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau, đội khăn rộng vành. Phụ nữ H'mông Xanh mặc váy ống, nếu đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Trong bộ y phục của phụ nữ quan trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn. Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo của chiếc áo là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo. Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy. Người Dao Tiền rất tự hào về điều đó. Trong trang phục của người Dao Tiền, sự gắn kết giữa trang sức với áo, váy là một nguyên tắc không thể thiếu. Những hạt cườm, hay đồng bạc trắng hay kim loại dùng làm các khuy có đường kính từ 6 đến 7cm, đỉnh nổi bật ở trên áo chàm. Ước tính cả bộ trang sức có khi nặng tới vài kg nhưng không ai nề hà, ngược lại, họ rất thích thú và coi đây là nét riêng, độc đáo.
Nhìn chung người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm. Phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Thắt lưng của phụ nữ Tày là những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Trên trang phục nam và nữ người Tày, hầu như không có hoa văn trang trí. Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái có lẽ được ca ngợi nhiều nhất bởi sự đơn giản, duyên dáng và tinh tế, thanh lịch. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn piêu, nón, xà cạp, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Khăn Piêu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, thể hiện sự khéo léo của chủ nhân.Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó vẫn nổi bật bản sắc riêng. Phụ nữ Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu kiểu dáng hơn Thái Trắng. Bộ y phục của người Nùng được cắt may từ vải đen nhuộm chàm, phần lớn chúng không có nhiều hoa văn và đường nét. Cả nam và nữ đều mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng thông thường được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm. Trong trang phục phụ nữ Mường, họ thường mặc áo ngắn (gọi là pắn) với váy
. Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ loại màu sắc.
Váy của phụ nữ Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật do người con gái Mường tự dệt nên. Chiếc váy còn rất ấn tượng khi cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng đội đầu và vòng kiềng sáng lóng lánh, tạo nên sự duyên dáng và khéo léo của phụ nữ Mường.
Trong xã hội của người Chăm, mỗi tầng lớp, mỗi chức sắc đều có y phục riêng. Chính vì vậy mà y phục Chăm phong phú và đa dạng. Trong đó, đặc sắc nhất phải nói đến chiếc áo dài của phụ nữ Chăm. Nét đẹp áo dài Chăm kín đáo, kiêu sa. Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Chăm là áo dài không xẻ tà, mặc chui đầu. Cổ áo thường có hình tròn hoặc hình trái tim. Ở hai bên hông áo có một đường mở ngay eo hông, có hàng khuy bấm hoặc nút dính, khi mặc bó sát eo hông. Dân tộc có trang phục độc đáo nhất có lẽ phải kể đến người Cơ Tu. Đã có một thời gian rất dài trước đây, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam đã dùng các loại vỏ cây sẵn có trong thiên nhiên để làm vật dụng che thân như tấm choàng, váy, áo... Đến nay, những trang phục độc đáo này vẫn còn xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày, lễ hội của người Cơ Tu tại những xã vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) Trang phục hiện đại của người Cơ Tu vẫn còn ẩn chứa nhiều nét hoang dã của một cư dân sống trên vùng Trường Sơn. Đàn ông hiện vẫn mặc khố. Chiếc khố của đàn ông được bố trí các hoạ tiết đường nét hoa văn thành từng mảng lớn. Với họ, trang phục là cội rễ để hình thành nên một bản sắc văn hoá riêng - Văn hoá Cơ Tu.
Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ H'mông gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy.
Phụ nữ H'mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ H'mông Trắng váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau, đội khăn rộng vành. Phụ nữ H'mông Xanh mặc váy ống, nếu đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Trong bộ y phục của phụ nữ quan trọng nhất là chiếc áo được thiết kế dài đến gần đầu gối. Cổ áo được thiết kế theo hình chữ V có thêu hoa văn. Áo người Dao có hai tà và phần cầu kỳ nhất để làm nên sự độc đáo của chiếc áo là những nét hoa văn được thêu ở phần đuôi áo.
Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người Dao Tiền là mặc váy. Người Dao Tiền rất tự hào về điều đó. Trong trang phục của người Dao Tiền, sự gắn kết giữa trang sức với áo, váy là một nguyên tắc không thể thiếu. Những hạt cườm, hay đồng bạc trắng hay kim loại dùng làm các khuy có đường kính từ 6 đến 7cm, đỉnh nổi bật ở trên áo chàm. Ước tính cả bộ
trang sức có khi nặng tới vài kg nhưng không ai nề hà, ngược lại, họ rất thích thú và coi đây là nét riêng, độc đáo.
Nhìn chung người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm. Phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Thắt lưng của phụ nữ Tày là những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Trên trang phục nam và nữ người Tày, hầu như không có hoa văn trang trí.
Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái có lẽ được ca ngợi nhiều nhất bởi sự đơn giản, duyên dáng và tinh tế, thanh lịch. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn piêu, nón, xà cạp, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Khăn Piêu là vật dụng không thể thiếu của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, thể hiện sự khéo léo của chủ nhân.
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó vẫn nổi bật bản sắc riêng. Phụ nữ Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu kiểu dáng hơn Thái Trắng.
Bộ y phục của người Nùng được cắt may từ vải đen nhuộm chàm, phần lớn chúng không có nhiều hoa văn và đường nét. Cả nam và nữ đều mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng thông thường được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm.
Trong trang phục phụ nữ Mường, họ thường mặc áo ngắn (gọi là pắn) với váy
. Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ loại màu sắc.
Váy của phụ nữ Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật do người con gái Mường tự dệt nên. Chiếc váy còn rất ấn tượng khi cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng đội đầu và vòng kiềng sáng lóng lánh, tạo nên sự duyên dáng và khéo léo của phụ nữ Mường.
Trong xã hội của người Chăm, mỗi tầng lớp, mỗi chức sắc đều có y phục riêng. Chính vì vậy mà y phục Chăm phong phú và đa dạng. Trong đó, đặc sắc nhất phải nói đến chiếc áo dài của phụ nữ Chăm. Nét đẹp áo dài Chăm kín đáo, kiêu sa. Chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Chăm là áo dài không xẻ tà, mặc chui đầu. Cổ áo thường có hình tròn hoặc hình trái tim. Ở hai bên hông áo có một đường mở ngay eo hông, có hàng khuy bấm hoặc nút dính, khi mặc bó sát eo hông.
Dân tộc có trang phục độc đáo nhất có lẽ phải kể đến người Cơ Tu. Đã có một thời gian rất dài trước đây, người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam đã dùng các loại vỏ cây sẵn có trong thiên nhiên để làm vật dụng che thân như tấm choàng, váy, áo... Đến nay, những trang phục độc đáo này vẫn còn xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày, lễ hội của người Cơ Tu tại những xã vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam)
Trang phục hiện đại của người Cơ Tu vẫn còn ẩn chứa nhiều nét hoang dã của một cư dân sống trên vùng Trường Sơn. Đàn ông hiện vẫn mặc khố. Chiếc khố của đàn ông được bố trí các hoạ tiết đường nét hoa văn thành từng mảng lớn. Với họ, trang phục là cội rễ để hình thành nên một bản sắc văn hoá riêng - Văn hoá Cơ Tu.