Ngày 11/6, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) cho biết, vừa phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm nay. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống ẩn dật. Vì ở trong hang đá 10 năm, râu và tóc của “người rừng” dài tận lưng, nước da vàng và có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Do cách ly với cộng đồng, người đàn ông trên đã không nói được tiếng Kinh. Theo người dân, trước đây ông Broang cũng có vợ và con cái, nhưng không hiểu tại sao lại rời bỏ cộng đồng, chọn hang đá để ở. Hơn 20 năm qua, ông Chu Văn Chìu (SN 1953, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) rời bỏ thôn xóm vào rừng sống kiếp nguyên thủy. "Người rừng” ấy trước đây có vợ, nhưng vì bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, ông đã đau khổ và tuyệt vọng trốn biệt vào khu rừng Đán Lạ (thôn Khun Mạ, xã Kiên Đài) và không trở về.Nơi ở trong hang của "người rừng" Chu Văn Chìu, chỉ rộng chừng 7m2, dài 5m. Tất cả dụng cụ dùng để mưu sinh đều bị hoen gỉ. Ở nơi không một bóng người này, để có thể tồn tại thì ông Chìu chỉ còn cách cách săn bắt động vật và hái lượm. Sau này, ông bỏ hẳn săn bắt, tự trồng bí ngô, đu đủ... để dùng sống qua ngày. Nằm sâu trong lòng đại ngàn cách đường nhựa gần một ngày đi bộ, túp lều của cặp vợ chồng có 4 đứa con sống như "người rừng" ở Bình Thuận vừa được phát hiện. Ngôi nhà này của vợ chồng anh Gipj A Dưởng, rộng chừng 30 m2 được dựng bằng tre nứa, mái tranh phủ bằng những tấm bạt cũ. A Dưởng cho biết, trong suốt 32 năm ở rừng quá xa thôn làng nên mỗi lần vợ sinh là mỗi lần anh đỡ đẻ. Các con của A Dưởng hoàn toàn không được tiếp xúc với ai ngoài bố mẹ. Con lớn năm nay 16 tuổi nhưng không biết giao tiếp. Ngày 7/8/2013, người dân ở vùng núi rừng sâu hoang sơ thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi bỗng xôn xao khi bắt gặp hai cha con trần trụi sống trên ngọn cây, trong những chòi lợp bằng lá cây. Đó là 2 cha con ông Hồ Văn Thanh (84 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi). Ông Thanh có một gia đình đầm ấm với vợ và 4 đứa con. Tuy nhiên, trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông đã vô tình bị một quả bom rơi trúng và nổ ngay trong nhà. Quá đau đớn và hoảng loạn vì vụ nổ cướp đi sinh mạng hai người con ngay trước mắt, ông Thanh mang theo đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn. Cuộc sống của hai cha con “người rừng” hầu như đều ở trên cây, quần áo được tận dụng từ lá cây, ăn uống như “bầy” người nguyên thủy thời xưa…Tuy mới sống ở rừng 7 năm, nhưng ông Trần Ngọc Lâm (SN 1952) cũng được gọi là “người rừng”. Ông Lâm thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ. Ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác. Ông đã ở lại trên đỉnh núi cao để trị bệnh và thanh thản sống cùng bầy khỉ, gấu trên dãy Hoàng Liên Sơn. Ở sâu trong rừng, thuộc xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk có một ngôi làng không có tên chính thức mà nhiều người gọi tên “làng người rừng”. Có người gọi đây là “làng 4 không”: không điện, không đường, không trường, không trạm. Đến nay, làng đã được chính quyền cho tồn tại hợp pháp, với hơn 100 đứa trẻ trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, chúng không được đi học vì xa quá.
Ngày 11/6, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) cho biết, vừa phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm nay. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống ẩn dật.
Vì ở trong hang đá 10 năm, râu và tóc của “người rừng” dài tận lưng, nước da vàng và có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Do cách ly với cộng đồng, người đàn ông trên đã không nói được tiếng Kinh. Theo người dân, trước đây ông Broang cũng có vợ và con cái, nhưng không hiểu tại sao lại rời bỏ cộng đồng, chọn hang đá để ở.
Hơn 20 năm qua, ông Chu Văn Chìu (SN 1953, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) rời bỏ thôn xóm vào rừng sống kiếp nguyên thủy. "Người rừng” ấy trước đây có vợ, nhưng vì bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, ông đã đau khổ và tuyệt vọng trốn biệt vào khu rừng Đán Lạ (thôn Khun Mạ, xã Kiên Đài) và không trở về.
Nơi ở trong hang của "người rừng" Chu Văn Chìu, chỉ rộng chừng 7m2, dài 5m. Tất cả dụng cụ dùng để mưu sinh đều bị hoen gỉ. Ở nơi không một bóng người này, để có thể tồn tại thì ông Chìu chỉ còn cách cách săn bắt động vật và hái lượm. Sau này, ông bỏ hẳn săn bắt, tự trồng bí ngô, đu đủ... để dùng sống qua ngày.
Nằm sâu trong lòng đại ngàn cách đường nhựa gần một ngày đi bộ, túp lều của cặp vợ chồng có 4 đứa con sống như "người rừng" ở Bình Thuận vừa được phát hiện. Ngôi nhà này của vợ chồng anh Gipj A Dưởng, rộng chừng 30 m2 được dựng bằng tre nứa, mái tranh phủ bằng những tấm bạt cũ.
A Dưởng cho biết, trong suốt 32 năm ở rừng quá xa thôn làng nên mỗi lần vợ sinh là mỗi lần anh đỡ đẻ. Các con của A Dưởng hoàn toàn không được tiếp xúc với ai ngoài bố mẹ. Con lớn năm nay 16 tuổi nhưng không biết giao tiếp.
Ngày 7/8/2013, người dân ở vùng núi rừng sâu hoang sơ thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi bỗng xôn xao khi bắt gặp hai cha con trần trụi sống trên ngọn cây, trong những chòi lợp bằng lá cây. Đó là 2 cha con ông Hồ Văn Thanh (84 tuổi) và Hồ Văn Lang (41 tuổi).
Ông Thanh có một gia đình đầm ấm với vợ và 4 đứa con. Tuy nhiên, trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông đã vô tình bị một quả bom rơi trúng và nổ ngay trong nhà. Quá đau đớn và hoảng loạn vì vụ nổ cướp đi sinh mạng hai người con ngay trước mắt, ông Thanh mang theo đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn. Cuộc sống của hai cha con “người rừng” hầu như đều ở trên cây, quần áo được tận dụng từ lá cây, ăn uống như “bầy” người nguyên thủy thời xưa…
Tuy mới sống ở rừng 7 năm, nhưng ông Trần Ngọc Lâm (SN 1952) cũng được gọi là “người rừng”. Ông Lâm thoắt ẩn, thoắt hiện trên những mỏm đá cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ. Ông đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm thuốc, chăm sóc, gieo trồng cây thuốc quý nhằm cứu tính mạng mình và những người khác. Ông đã ở lại trên đỉnh núi cao để trị bệnh và thanh thản sống cùng bầy khỉ, gấu trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Ở sâu trong rừng, thuộc xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk có một ngôi làng không có tên chính thức mà nhiều người gọi tên “làng người rừng”. Có người gọi đây là “làng 4 không”: không điện, không đường, không trường, không trạm. Đến nay, làng đã được chính quyền cho tồn tại hợp pháp, với hơn 100 đứa trẻ trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, chúng không được đi học vì xa quá.