Tượng đài Trần Nguyên Hãn nằm giữa vòng xoay đối diện chợ Bến Thành, biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông" được bạn bè khắp năm châu biết đến.Tượng được xây dưng từ trước năm 1975 ngay tại trung tâm thành phố vốn là hình ảnh quen thuộc của người dân TP HCM. Để thực hiện dự án xây dựng hầm ngầm nhà ga tuyến đường sắt đô thị Bến Thành- Suối Tiên (Metro), các ngành chức năng TP đã quyết định di dời tượng đài về công viên Phú Lâm, quận 6. "Có thể đây là kế hoạch của thành phố nên dù một chân của tượng đài bị gãy hơn một năm qua mà không được sửa chữa", anh Long, một người dân sống ở phường Bến Thành chia sẻ. Tại đây còn có tượng bán thân của nữ liệt sĩ Quách Thị Trang, được giới sinh viên Sài Gòn lập đúng 50 năm trước để tưởng nhớ người nữ sinh anh hùng, hi sinh khi tham gia cuộc biểu tình chống chính quyền lúc bấy giờ. Được biết, bức tượng Quách Thị Trang cũng được đưa về một địa điểm thích hợp. Những ngày qua, rất đông du khách quốc tế và người dân Sài Gòn đến ngắm nhìn, ghi lại hình ảnh cạnh tượng đài trước thời khắc di dời. Nhiều người vô cùng luyến tiếc khi "một phần" của chợ Bến Thành, biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông" sẽ chỉ còn tồn tại đếm bằng ngày. Hơn 50 cây xanh tại công viên 23/9 (cạnh chợ Bến Thành) cũng sẽ được bứng hạ và di dời để phục vụ thi công công trình ga ngầm tuyến đường sắt đô thị.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn nằm giữa vòng xoay đối diện chợ Bến Thành, biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông" được bạn bè khắp năm châu biết đến.
Tượng được xây dưng từ trước năm 1975 ngay tại trung tâm thành phố vốn là hình ảnh quen thuộc của người dân TP HCM.
Để thực hiện dự án xây dựng hầm ngầm nhà ga tuyến đường sắt đô thị Bến Thành- Suối Tiên (Metro), các ngành chức năng TP đã quyết định di dời tượng đài về công viên Phú Lâm, quận 6.
"Có thể đây là kế hoạch của thành phố nên dù một chân của tượng đài bị gãy hơn một năm qua mà không được sửa chữa", anh Long, một người dân sống ở phường Bến Thành chia sẻ.
Tại đây còn có tượng bán thân của nữ liệt sĩ Quách Thị Trang, được giới sinh viên Sài Gòn lập đúng 50 năm trước để tưởng nhớ người nữ sinh anh hùng, hi sinh khi tham gia cuộc biểu tình chống chính quyền lúc bấy giờ. Được biết, bức tượng Quách Thị Trang cũng được đưa về một địa điểm thích hợp.
Những ngày qua, rất đông du khách quốc tế và người dân Sài Gòn đến ngắm nhìn, ghi lại hình ảnh cạnh tượng đài trước thời khắc di dời.
Nhiều người vô cùng luyến tiếc khi "một phần" của chợ Bến Thành, biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông" sẽ chỉ còn tồn tại đếm bằng ngày.
Hơn 50 cây xanh tại công viên 23/9 (cạnh chợ Bến Thành) cũng sẽ được bứng hạ và di dời để phục vụ thi công công trình ga ngầm tuyến đường sắt đô thị.