Cứ 8h30 sáng, bất kể thời tiết, bễ lò rèn của ông Nguyễn Phương Hùng trên phố Lò Rèn lại đỏ lửa. Cả con phố nghề truyền thống nay chỉ còn duy nhất một hàng làm ra những chiếc búa, liềm, dao, kéo bên lò than rừng rực. Người thợ rèn tâm sự, dòng họ đã có ba đời làm nghề. Bản thân ông từng chuyển nhiều công việc nhưng rồi vẫn phải quay lại với lò, với búa.Sáng sớm khi chưa có khách, ông thường thư thái ngồi đọc báo.Trước đó, người đàn ông sinh năm 1961 pha nước chanh với muối để uống. Ông cho biết, mùa hè nóng cao điểm mất nước rất nhiều và dễ mệt nên phải chuẩn bị, giữ gìn sức khỏe để làm việc năng suất.Cửa hàng của ông nằm khiêm tốn trên con phố cổ, diện tích 2,2 m2, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng.Có mặt tại xưởng một buổi chiều, khách hàng tên Việt cho biết: "Tôi làm nghề xây dựng khắp nơi, nhưng chỉ đặt hàng của nhà bác Hùng, đã 10 năm nay rồi. Đồ bằng tay tự làm nên dùng yên tâm hơn. Dù mất công đợi cũng đáng".Lò rèn và những thùng dầu sôi sùng sục lên tới cả vài trăm độ giữa tiết trời nóng bức mùa hè. Theo ông Hùng, đây là một nghề khá vất vả, mùa hè thì nóng nực, mùa đông lại nứt nẻ vẫn phải xắn tay vào làm. "Tôi xem công việc của mình như một thú vui nên thấy rất thoải mái", ông cười.Làm rèn còn là một nghệ thuật. Ở đó người làm nghề nếu yêu nó sẽ nắn nót từng chút sản phẩm của mình. Chiếc móc quạt trần sau khi được rèn đã đạt độ thẩm mỹ hơn rất nhiều.Những chiếc búa đã bị biến dạng vì ngón tay của người thợ rèn. Cứ mỗi năm, ông Hùng phải thay cán tới hai lần.Dưới nắng nóng nhiều lúc lên tới hơn 40 độ của mùa hè, ông Hùng vẫn liên tục tay quai tay búa. Nhiều người thân trong gia đình từng khuyên ông cho thuê mặt tiền căn hộ sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với việc làm rèn. Tuy nhiên ông bỏ ngoài tai và cho rằng, đây là nghề truyền thống có ý nghĩa lâu đời quan trọng hơn cả tiền bạc và vật chất.Làm nghề ngót 30 năm nhưng bàn tay của ông gần như không chai sạn. Bí quyết của ông rất đơn giản, đó là nắm chặt cán búa và lắng nghe bàn tay mình."Mỗi vật dụng làm ra, mình phải nâng niu chăm chút và thổi hồn cho nó. Hai điều quan trọng nhất là nhiệt độ và cách vận dụng búa. Nhiệt không được quá cao hay thấp sẽ làm mỏng vật, tay cầm búa phải nghiêng đúng độ để vật được đẹp", ông nói.Buổi trưa, ông Hùng tranh thủ tự nấu ăn luôn trên chiếc lò rèn thân thuộc. Ông bảo "mình không được gọi là thợ cả, vì làm gì có thợ phụ, một mình làm hết".Đến 13h chiều, tiếng quai búa lại vang lên. Trước khi vào nghề rèn, ông đã làm thợ cơ khí, nên có thể sử dụng thành thạo cả những máy móc hỗ trợ."Liên tục thay dầu và cặn bẩn, sẽ làm cho đồ bóng và sáng hơn, đồng thời giữ được nhiệt độ đều hơn", ông Hùng chia sẻ.Bộ quần áo của ông Hùng thủng lỗ chỗ do những tia lửa bắn vào.Không còn trẻ tuổi, ông Hùng vui vẻ khi nói "mình trộm vía do mê lao động nên nghề thương, chẳng bị bệnh tật gì, làm cả ngày quần quật, vậy mà lúc nào cũng thấy khỏe".Cả khu phố cổ giờ đây cũng chỉ còn nhà ông Hùng tồn tại với nghề rèn sắt thép.
Cứ 8h30 sáng, bất kể thời tiết, bễ lò rèn của ông Nguyễn Phương Hùng trên phố Lò Rèn lại đỏ lửa. Cả con phố nghề truyền thống nay chỉ còn duy nhất một hàng làm ra những chiếc búa, liềm, dao, kéo bên lò than rừng rực.
Người thợ rèn tâm sự, dòng họ đã có ba đời làm nghề. Bản thân ông từng chuyển nhiều công việc nhưng rồi vẫn phải quay lại với lò, với búa.
Sáng sớm khi chưa có khách, ông thường thư thái ngồi đọc báo.
Trước đó, người đàn ông sinh năm 1961 pha nước chanh với muối để uống. Ông cho biết, mùa hè nóng cao điểm mất nước rất nhiều và dễ mệt nên phải chuẩn bị, giữ gìn sức khỏe để làm việc năng suất.
Cửa hàng của ông nằm khiêm tốn trên con phố cổ, diện tích 2,2 m2, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng.
Có mặt tại xưởng một buổi chiều, khách hàng tên Việt cho biết: "Tôi làm nghề xây dựng khắp nơi, nhưng chỉ đặt hàng của nhà bác Hùng, đã 10 năm nay rồi. Đồ bằng tay tự làm nên dùng yên tâm hơn. Dù mất công đợi cũng đáng".
Lò rèn và những thùng dầu sôi sùng sục lên tới cả vài trăm độ giữa tiết trời nóng bức mùa hè. Theo ông Hùng, đây là một nghề khá vất vả, mùa hè thì nóng nực, mùa đông lại nứt nẻ vẫn phải xắn tay vào làm. "Tôi xem công việc của mình như một thú vui nên thấy rất thoải mái", ông cười.
Làm rèn còn là một nghệ thuật. Ở đó người làm nghề nếu yêu nó sẽ nắn nót từng chút sản phẩm của mình. Chiếc móc quạt trần sau khi được rèn đã đạt độ thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Những chiếc búa đã bị biến dạng vì ngón tay của người thợ rèn. Cứ mỗi năm, ông Hùng phải thay cán tới hai lần.
Dưới nắng nóng nhiều lúc lên tới hơn 40 độ của mùa hè, ông Hùng vẫn liên tục tay quai tay búa. Nhiều người thân trong gia đình từng khuyên ông cho thuê mặt tiền căn hộ sẽ mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với việc làm rèn. Tuy nhiên ông bỏ ngoài tai và cho rằng, đây là nghề truyền thống có ý nghĩa lâu đời quan trọng hơn cả tiền bạc và vật chất.
Làm nghề ngót 30 năm nhưng bàn tay của ông gần như không chai sạn. Bí quyết của ông rất đơn giản, đó là nắm chặt cán búa và lắng nghe bàn tay mình.
"Mỗi vật dụng làm ra, mình phải nâng niu chăm chút và thổi hồn cho nó. Hai điều quan trọng nhất là nhiệt độ và cách vận dụng búa. Nhiệt không được quá cao hay thấp sẽ làm mỏng vật, tay cầm búa phải nghiêng đúng độ để vật được đẹp", ông nói.
Buổi trưa, ông Hùng tranh thủ tự nấu ăn luôn trên chiếc lò rèn thân thuộc. Ông bảo "mình không được gọi là thợ cả, vì làm gì có thợ phụ, một mình làm hết".
Đến 13h chiều, tiếng quai búa lại vang lên. Trước khi vào nghề rèn, ông đã làm thợ cơ khí, nên có thể sử dụng thành thạo cả những máy móc hỗ trợ.
"Liên tục thay dầu và cặn bẩn, sẽ làm cho đồ bóng và sáng hơn, đồng thời giữ được nhiệt độ đều hơn", ông Hùng chia sẻ.
Bộ quần áo của ông Hùng thủng lỗ chỗ do những tia lửa bắn vào.
Không còn trẻ tuổi, ông Hùng vui vẻ khi nói "mình trộm vía do mê lao động nên nghề thương, chẳng bị bệnh tật gì, làm cả ngày quần quật, vậy mà lúc nào cũng thấy khỏe".
Cả khu phố cổ giờ đây cũng chỉ còn nhà ông Hùng tồn tại với nghề rèn sắt thép.